Mỹ buộc tội hai công dân Trung Quốc tấn công 45 hãng công nghệ và tổ chức chính phủ Mỹ

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 20/12 buộc tội 2 công dân Trung Quốc tham gia vào chiến dịch tấn công mạng toàn cầu nhằm đánh cắp bí mật và tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty công nghệ cũng như dữ liệu cá nhân của hơn 100.000 thành viên của Hải quân Hoa Kỳ.

Mỹ buộc tội hai công dân Trung Quốc tấn công 45 hãng công nghệ và tổ chức chính phủ Mỹ - 1

Lệnh truy nã của FBI với hai công dân Trung Quốc Zhu Hua và Zhang Shilong.

Zhu Hua và Zhang Shilong bị buộc tội âm mưu xâm nhập máy tính và lừa đảo đường dây (wire fraud) cũng như trộm cắp danh tính - một phần trong các chiến dịch lâu năm nhằm đanh cắp từ nhiều chính phủ nước ngoài và hàng chục công ty. Chúng vẫn đang được duy trì.

Thông qua tổ chức tấn công mạng được biết đến với tên “Advanced Persistent Threat 10” hay “APT10” cũng như các các tên khác như “Red Apollo” và “Stone Panda”, hai bị cáo đã đánh cắp thông tin từ ít nhất 45 công ty công nghệ và tổ chức chính phủ Mỹ.

Theo CNBC, công tố viên cũng cáo buộc cả hai làm việc cho chính phủ Trung Quốc. Trong cuộc họp báo, Thứ trưởng Tư pháp Mỹ khẳng định: “Trung Quốc sẽ khó mà giả vờ rằng họ không chịu trách nhiệm cho hành động này”.

Cáo trạng cho hay Zhu và Zhang tham gia vào hành vi trộm cắp công nghệ bắt đầu từ năm 2006 và một chiến dịch đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ cùng các dữ liệu khác từ các công ty quản trị khách hàng từ xa từ năm 2014. Cả hai truy cập máy tính của các công ty nạn nhân tại “ít nhất 12 nước”. Giám đốc FBI Christopher Wray phát biểu tại họp báo: “Mục tiêu cả Trung Quốc, đơn giản là thay thế Mỹ làm quốc gia siêu cường nhất thế giới”.

Tổ chức của các bị cáo bị cho là đã đánh cắp thông tin từ ít nhất 45 hãng công nghệ và tổ chức chính phủ. Phần lớn các công ty không được nêu tên song tài liệu nói các mục tiêu bao gồm Phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Năng lượng và phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA.

APT10 bị tố tấn công vào hơn 40 máy tính kết nối với Hải quân Hoa Kỳ và đánh cắp dữ liệu mật, bao gồm “thông tin có thể xác định danh tính của hơn 100.000 nhân viên Hải quân”. Họ cũng bị tố tấn công 3 công ty viễn thông, 3 công ty “liên quan đến sản xuất hệ thống điện tử tiên tiến”, 1 công ty công nghệ hàng hải, 1 công ty gas và khí đốt, ít nhất 25 công ty liên quan đến công nghệ khác.

Trong tuyên bố chung, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng An ninh nội địa Kirstjen Nielsen nói các cuộc tấn công “đại diện cho nguy cơ rất rõ rệt đến khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ và toàn thế giới”. Ông Pompeo và Nielsen nói: “Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích Trung Quốc tuân thủ cam kết hành động có trách nhiệm trong không gian mạng và nhắc lại Mỹ sẽ có các biện pháp thích hợp để bảo vệ lợi ích của chúng tôi”.

Cáo buộc của Mỹ đưa ra trong bối cảnh Mỹ - Trung đang căng thẳng. Hôm 1/12, Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính Huawei – một trong các công ty lớn nhất Trung Quốc – theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.

Trong vài năm gần đây, Bộ Tư pháp đã buộc tội một số tin tặc Trung Quốc. Tuy nhiên, các tin tặc này hiếm khi bị dẫn độ về Mỹ để bị xử án.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Du Lam/CNBC ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN