Máy tính của bạn có thể bị FBI hack bất kỳ lúc nào

Quy tắc 41 trong luật tố tụng hình sự Mỹ vừa thay đổi và sắp có hiệu lực, cho phép thẩm phán ủy quyền FBI hack bất kỳ chiếc máy tính nào.

Tòa án Tối cao Mỹ vừa phê chuẩn nội dung sửa đổi của Quy tắc 41 trong luật tố tụng hình sự của nước này. Theo đó, mọi thẩm phán khi được cấp phép, đều có thể ủy quyền cho FBI hack vào bất kỳ chiếc máy tính nào một cách hợp pháp. Điều đó có nghĩa không chỉ các máy tính ở Mỹ, mà tất cả máy tính trên thế giới đều có thể bị tấn công mạng.

Máy tính của bạn có thể bị FBI hack bất kỳ lúc nào - 1

FBI có quyền hack bất kỳ máy tính nào.

Trước đó, Quy tắc 41 chỉ cho phép thẩm phán ra lệnh hack máy tính trong phạm vi lãnh thổ của mình quản lý. Chẳng hạn, một thẩm phán của New York chỉ có thể ra lệnh hack một chiếc máy tính đang hoạt động trong phạm vi thành phố New York.

Quy tắc này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.12.2016. Từ giờ tới ngày đó, Quốc hội Mỹ có thể lên tiếng để từ chối hoặc thay đổi nội dung Quy tắc 41 sửa đổi.

Nếu Quốc hội Mỹ không hành động, những thay đổi trong Quy tắc 41 sẽ sớm có hiệu lực bất chấp sự phản đối từ những gã khổng lồ công nghệ và các nhóm tự do dân sự. Thay đổi này khiến người ta tin rằng, nó sẽ mở rộng quyền lực của FBI trong việc hack hàng loạt máy tính trên internet.

Các đại gia công nghệ và các nhóm tự do dân sự, như American Civil Liberties Union (ACLU) cho rằng, sự thay đổi này có thể mâu thuẫn với một số nội dung của Hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ mô tả, nó là một sự thay đổi nhỏ cần thiết để hiện đại hóa bộ luật hình sự vào thời đại số.

Thậm chí, theo nhiều nguồn tin, FBI đã có thể truy tìm được danh tính của người dùng truy cập internet thông TOR (một dịch vụ giúp lướt web ẩn danh). Hiện, đang có hơn 1 triệu người dùng internet sử dụng phần mềm ẩn danh TOR để duyệt web nhằm che giấu danh tính thực sự vì những lý do hoàn toàn hợp pháp, ngoài những tên tội phạm.

Minh chứng là FBI đã hack thành công các thành viên tham gia trang web khiêu dâm trẻ em Playpen dù họ sử dụng mạng TOR. FBI đã sử dụng một công cụ gọi là NIT.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN