Kỷ niệm 1 năm hoạt động, kính James Webb "tung" ảnh đẹp siêu thực của vũ trụ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hình ảnh thể hiện rõ một “khu vườn ươm sao” đẹp tuyệt vời cách Trái Đất 390 năm ánh sáng đã được James Webb chụp lại.

Theo TechSpot, đã một năm trôi qua kể từ khi NASA công bố những hình ảnh đầu tiên đầy màu sắc của kính viễn vọng không gian James Webb. Để ăn mừng ngày kỷ niệm, không có gì ấn tượng bằng việc mang đến một bức ảnh gây sửng sốt khác từ đài quan sát không gian.

Hình ảnh kỷ niệm của James Webb mô tả một khối không gian bên trong quần thể tinh vân Rho Ophiuchi, đây là khu vực hình thành sao gần với Trái Đất nhất. Mặc dù cách xa chúng ta đến 390 năm ánh sáng, nhưng Webb vẫn có thể ghi lại những cảnh tượng đẹp mắt với độ chi tiết đáng kinh ngạc.

Vẻ đẹp tuyệt mỹ của quần thể tinh vân Rho Ophiuchi và các ngôi sao trẻ.

Vẻ đẹp tuyệt mỹ của quần thể tinh vân Rho Ophiuchi và các ngôi sao trẻ.

Khoảng không gian kỳ vĩ này được chụp lại với khoảng 50 ngôi sao trẻ, mỗi ngôi sao có khối lượng tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với Mặt Trời của chúng ta. NASA cho biết các khu vực có sắc độ tối hơn trong bức ảnh là nơi đóng vai trò “cưu mang” cho các tiền sao đang hình thành được bao bọc trong lớp bụi dày.

Ngoài ra, còn có các tia hydro phân tử lưỡng cực màu đỏ xảy ra khi một ngôi sao lần đầu tiên xuyên qua túi sơ sinh của nó.

Ở nửa dưới của hình ảnh, ngôi sao S1 ở trung tâm phần ánh sáng vàng đã tạo ra một hang bụi phát sáng được bao quanh bởi các hydrocacbon đa vòng, đây là các phân tử dựa trên carbon và là các hợp chất phổ biến nhất trong không gian.

Được biết, S1 là ngôi sao nặng nhất trong ảnh và là ngôi sao duy nhất lớn hơn Mặt Trời. Các ngôi sao khác có bóng cho thấy các đĩa tiền hành tinh – tức các hệ hành tinh đang hình thành.

Bạn đọc quan tâm có thể truy cập địa chỉ này để chiêm ngưỡng hình ảnh kỷ niệm của James Webb ở chất lượng cao nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc tuyên bố bắt được tín hiệu vũ trụ ”huyền thoại”

Siêu kính viễn vọng FAST đặt tại Quý Châu - Trung Quốc đã tìm ra bằng chứng đầu tiên về một loại tín hiệu vũ trụ có thể giúp nhân loại chạm tới các vật thể siêu lớn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Hoàng ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN