Kính Hubble chụp được siêu phẩm “vũ trụ cam” đầy nóng bỏng

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một tinh vân mùa thu phát ra ánh sáng màu cam từ những ngôi sao trẻ rất nóng đã được kính Hubble chụp lại.

Theo Digital Trends, một hình ảnh mới từ kính viễn vọng không gian Hubble đã cho thấy một tinh vân có sắc vàng cam tuyệt đẹp của mùa thu. Đó là một phần của tinh vân có tên Westerhout 5, nằm cách Trái Đất khoảng 7.000 năm ánh sáng và còn được gọi là tinh vân Linh hồn (Soul Nebula).

Đây là một tinh vân phát xạ, nghĩa là màu sắc và hình dạng tuyệt đẹp của nó được tạo ra bởi khí đã bị ion hóa bởi ánh sáng sao từ những ngôi sao sáng và nóng. Khi những ngôi sao rất lớn được sinh ra, chúng phát ra những luồng bức xạ và dòng hạt lớn gọi là gió sao, thổi bay vật chất gần đó, ngăn không cho các ngôi sao khác hình thành quá gần. Điều này tạo ra các khoang bên trong tinh vân, ở giữa các khoang này, nhiều khí được đẩy lại với nhau. Sau đó, nhiều ngôi sao có thể hình thành ở những khu vực dày đặc hơn này.

Hình ảnh tinh vân Soul Nebula đẹp rực rỡ do kính Hubble chụp được.

Hình ảnh tinh vân Soul Nebula đẹp rực rỡ do kính Hubble chụp được.

Trong hình ảnh kính Hubble chụp được, có một vùng tối đáng chú ý ở giữa phía trên, là một vật thể được gọi là cầu khí Evaporating Gaseous Globule (frEGG). Túi khí dày đặc này có khả năng chống lại bức xạ làm ion hóa khí xung quanh, tạo ra một loại “quả trứng” từ đó các ngôi sao mới có thể được sinh ra tại đây.

Trong ảnh, các EGG không gắn vào một cấu trúc cụ thể nào, nhưng có hình dạng giống con nòng nọc dễ nhận biết với đầu và đuôi. Cuối cùng, những túi khí này có thể ấp ủ những ngôi sao mới khi mật độ ở khu vực xung quanh tăng lên và chúng trở nên nóng hơn, cho phép một tiền sao hình thành bên trong.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà khoa học vũ trụ hàng đầu Trung Quốc nói tàu Ấn Độ không đáp xuống cực nam Mặt trăng

“Cha đẻ” của chương trình khám phá Mặt trăng của Trung Quốc vừa phản bác khẳng định của Ấn Độ rằng tàu Chandrayaan-3 đã đổ bộ xuống cực nam Mặt trăng, trong sứ mệnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN