Đêm nay, Việt Nam đón đỉnh mưa sao băng "rồng phun lửa"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Mưa sao băng Draconids thường chỉ ôn hòa với 10 ngôi sao băng mỗi giờ, nhưng cũng có lúc "phun lửa" dữ dội với hàng ngàn sao băng/giờ.

Theo kết quả định vị tại TP HCM từ trang Time and Date, mưa sao băng Draconids sẽ ''rơi'' nặng hạt nhất vào đêm ngày 8, rạng sáng ngày 9-10.

Cái tên Draconids xuất phát từ điểm mà các ngôi sao băng như phát ra: cặp của con ''rồng trời'' Draco - tức chòm sao Thiên Long.

Mưa sao băng Draconids - Ảnh: EARTHSKY

Mưa sao băng Draconids - Ảnh: EARTHSKY

Vì vậy theo Earthsky, để quan sát mưa sao băng Draconids, hãy tìm một chòm sao hình con rồng trên bầu trời. Con rồng Thiên Long sẽ như đang bay lượn phía trên 2 chòm sao nổi tiếng là Đại Hùng và Tiểu Hùng. Đôi mắt rồng chính là 2 ngôi sao khá sáng Rastaban và Eltanin, cũng là điểm mà các ngôi sao băng xuất phát.

Bản đồ bầu trời giúp xác định chòm sao Thiên Long (Draco) và 2 ngôi sao "mắt rồng'' - Ảnh: EARTHSKY

Bản đồ bầu trời giúp xác định chòm sao Thiên Long (Draco) và 2 ngôi sao "mắt rồng'' - Ảnh: EARTHSKY

Theo Time and Date, nguồn gốc của trận mưa sao băng là sao chổi 21P/Giacobini-Zinner, quay quanh mặt trời mỗi 6,6 năm một lần. Vào tháng 10 hàng năm, Trái Đất lại di chuyển qua phần đuôi đầy đá bụi của sao chổi này, tạo thành mưa sao băng trong vài ngày. Năm nay, mưa sao băng xuất hiện vào ngày 6 và kết thúc ngày 10-10.

Draconids, còn có tên khác là Giacobinids, là trận mưa sao băng thất thường nhất. Năm nay, các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ rơi nhẹ nhàng như hầu hết các năm với chỉ 10 sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên vào năm 1933 và 1946, Draconids từng khiến mọi người ngỡ ngàng bằng những cú ''phun lửa'' ngoạn mục, lên tới hàng ngàn sao băng mỗi giờ. Năm 2011 nó bùng nổ lần nữa với khoảng 600 sao băng mỗi giờ.

Nguồn: [Link nguồn]

Vật thể tưởng là tiểu hành tinh bất ngờ ”sống dậy'', mọc đuôi

Hiện tượng bất ngờ vừa được phát hiện ở tiểu hành tinh 2005 QN137, là tiểu hành tinh thứ 8 trong vành đai chính thuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN