Cầu lửa xanh từ vũ trụ hạ cánh xuống biên giới Mỹ - Canada trong đêm

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Bảy đài quan sát khắp thế giới và 59 nhân chứng ở New York, Maryland, Pennsylvania của Mỹ và Ontario của Canada đã xác nhận mình nhận thấy một quả cầu lửa xanh hạ cánh rạng sáng 19-11.

Theo Live Science, sự kiện xảy ra lúc 3 giờ rưỡi sáng 19-11 (giờ miền Đông nước Mỹ). Quả cầu lửa xanh lá cây sáng chói đã quét qua bầu trời phía Đông Bắc nước Mỹ và Đông Nam Canada.

Một số nhân chứng mô tả nó giống như máy bay trực thăng bay lặng lẽ trong không trung trước khi phát ra những dải sáng lớn trong đêm giống như một tia sét khổng lồ. Sau khoảng 10 giây phát sáng, nó biến mất.

Hình ảnh phơi sáng suốt 30 giây cho thấy khoảnh khắc kỳ diệu rạng sáng 19-11 - Ảnh: Dereck Bowen

Hình ảnh phơi sáng suốt 30 giây cho thấy khoảnh khắc kỳ diệu rạng sáng 19-11 - Ảnh: Dereck Bowen

NASA đã có tuyên bố chính thức về vật thể: Đó là một thiên thạch nhỏ, thực ra đã được các nhà thiên văn phát hiện 3 giờ trước khi nó lao qua bầu khí quyển của Trái Đất, bốc cháy và vỡ thành hàng trăm mảnh.

Theo NASA, hầu hết các mảnh vỡ còn sót lại có thể đã hạ cánh xuống Hồ Ontario ở biên giới Mỹ - Canada, mặc dù vài mảnh có thể vương vãi ở bờ phía Nam của hồ.

Thiên thạch được ghi nhận khá cụ thể trong cơ sở dữ liệu theo dõi sao băng của Tổ chức Khí tượng Quốc tế.

Một nhân chứng tên Dereck Bowen ở Brantford, Ontario - Canada, đã gặp may khi sử dụng camera GoPro được cài đặt tự động để ghi lại bầu trời đêm. Một bức ảnh được tạo nên bởi chuỗi hình ảnh kéo dài 30 giây đã cho thấy khoảnh khắc quả cầu lửa xanh bay vút qua bầu trời, để lại vệt sáng dài từ vũ trụ kéo thẳng xuống mặt đất và thắp sáng những đám mây xung quanh.

NASA cho biết quả cầu lửa này thuộc nhóm những thiên thạch đặc biệt sáng, bắt nguồn từ các tiểu hành tinh hoặc mảnh sao chổi quay quanh Mặt Trời.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện kinh ngạc về đại dương sự sống ngoài hành tinh 4,5 tỉ tuổi

Những "kho báu vũ trụ" mà một hành tinh khác vô tình gửi đến Trái Đất đã tiết lộ về một đại dương sâu ít nhất 300 m, tồn tại từ 4,5 tỉ trước và ngập tràn "khối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN