Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng "bó tay"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một quả cầu lửa vũ trụ mạnh nhất trong 6 năm qua, đã được bắn từ một "họng súng" to hơn Trái Đất tới 20 lần mà không đài quan sát nào kịp nhận biết và cảnh báo, gây đổi màu bầu trời và mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ.

Theo Live Science, hiện tượng đã khiến bầu trời đêm từ nước Mỹ từ các bang ở miền Bắc cho đến tận phía Nam Alabama và Bắc California đổi màu hồng cẩm kỳ lạ vào rạng sáng 24-3.

Đó là cực quang, một dạng cực quang có màu sắc và độ mạnh hiếm có, được kích hoạt bởi một cơn bão địa từ loại G4, mạnh nhất trong 6 năm qua ở Mỹ.

Cực quang hồng bí ẩn trên bầu trời nước Mỹ được chụp từ cửa sổ máy bay - Ảnh: Dakota Snider

Cực quang hồng bí ẩn trên bầu trời nước Mỹ được chụp từ cửa sổ máy bay - Ảnh: Dakota Snider

Thứ gây ra nó cũng là một vật thể vô cùng bí ẩn và cũng hiếm có như hiện tượng mà nó gây ra: Một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) "tàng hình", tức một quả cầu plasma với từ trường cực mạnh được Mặt Trời bắn vào Trái Đất, nhưng không dễ quan sát như các CME điển hình.

NASA và các cơ quan vũ trụ hàng đầu khác - vốn có nhiều thiết bị quan sát từ các tàu bay quanh Mặt Trời cho đến các cơ sở Trái Đất - đều không đưa ra cảnh báo trước đó về cơn bão địa từ này.

Chuyên gia dự báo thời tiết không gian của Mỹ Tamitha Skov cho biết trên tờ Space rằng không ai có thể nhìn thấy cơn bão địa từ chuẩn bị đổ bộ vì nó "gần như vô hình". Quả cầu lửa này khởi động chậm hơn các CME điển hình nên rất khó quan sát.

Nó phải được bắn từ một vết đen Mặt Trời - một dạng "họng súng vũ trụ" chuyên bắn ra các quả pháo sáng và cầu lửa - lớn hơn Trái Đất tới 20 lần, vốn đang hướng thẳng về phía địa cầu.

Các tính toán sau đó cho thấy CME này đã di chuyển với tốc độ 2,1 triệu km/giờ. Quả cầu lửa này va chạm mạnh với từ quyển Trái Đất rạng sáng 24-3 theo giờ Mỹ, gây nhiễu loạn từ trường, sinh ra cực quang và gây mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ ở một số nơi, ảnh hưởng cả đến các hệ thống định vị.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngôi sao sáng chói cạnh Mặt Trăng trên bầu trời đêm 24/3 là gì?

Trăng, sao sáng rực cạnh nhau là hiện tượng lý thú, đẹp mắt khiến những ai nhìn thấy đều muốn chụp ảnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN