Cảnh báo bom lửa từ trên trời khiến châu Mỹ "sập nguồn" vô tuyến

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo Trung tâm Dự báo thời tiết không gian thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA), một "họng súng vũ trụ" cực kỳ nguy hiểm vừa giải phóng bão địa từ cấp X1.9, đủ sức làm khắp vùng Nam - Trung Mỹ và Thái Bình Dương mất điện vô tuyến.

Theo Space, cơn bão địa từ khổng lồ này là đợt bùng phát lớn thứ hai của vết đen Mặt Trời AR3184, đang dần quay về phía Trái Đất và dự kiến sẽ nhắm thẳng vào cuối tuần này.

NOAA cảnh báo một cơn bão địa từ cấp X1.9 tương tự có thể gây ra sự cố mất điện vô tuyến tạm thời nhưng mạnh mẽ trên khắp Nam Mỹ, Trung Mỹ và Thái Bình Dương. Pháo sáng lớp X là những quả "bom lửa" mạnh nhất mà Mặt Trời có thể bắn ra. Một quả tương tự, cấp X1.2 đã được bắn ra vào ngày 5-1.

Vụ bùng nổ của quả "bom lửa" siêu hạng ngày 9-1 - Ảnh: SDO/NASA

Vụ bùng nổ của quả "bom lửa" siêu hạng ngày 9-1 - Ảnh: SDO/NASA

Quả pháo mới nhất bùng nổ vào lúc 18 giờ 50 phút ngày 9-1 theo giờ GMT (1 giờ 50 phút sáng 10-1 theo giờ Việt Nam).

Các quả pháo sáng mang năng lượng cực mạnh mà Mặt Trời bắn ra nếu va chạm với từ quyển Trái Đất, là nguồn gốc của cực quang.

Nguy hiểm hơn, các tia sáng loại X "có thể tác động đến liên lạc vô tuyến, lưới điện, tín hiệu điều hướng, gây rủi ro cho tàu vũ trụ và phi hành gia" dưới dạng bão địa từ (còn gọi là bão Mặt Trời), theo cảnh báo từ NASA.

Mặt Trời hiện đang trong giai đoạn hoạt động hung dữ trong chu kỳ thời tiết Mặt Trời và có thể liên tục bắn phá Trái Đất.

NASA hiện đang quan sát các vụ bùng nổ từ Mặt Trời bằng Đài quan sát động lực học Mặt Trời (SDO) của họ và một tàu khác trong sứ mệnh hợp tác với ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) là Đài quan sát Mặt Trời và nhật quyển (SOHO)

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc đem về Trái Đất mảnh vụn lạ từ “thế giới chưa từng biết”

Tàu Chang’e-5 của Trung Quốc đã mang về Trái Đất những báu vật bất ngờ cho khoa học từ thiên thể mà nhân loại tưởng rằng đã hiểu khá rõ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN