Bộ TT&TT chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề "nóng": SIM rác, điện thoại 2G, chữ ký số

Sự kiện: Internet

Vấn nạn SIM rác, cấm nhập khẩu điện thoại 2G, phát triển chữ ký số,... đều là những nội dung quan trọng vừa được Bộ TT&TT bàn tới.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 7/2023. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực đã trao đổi sâu với lãnh đạo cấp trưởng các đơn vị về các nhiệm vụ đang triển khai, những khó khăn, vướng mắc cần lãnh đạo Bộ tháo gỡ, thay đổi cách tiếp cận hay góc nhìn.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: mic.gov.vn)

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: mic.gov.vn)

Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ trưởng chỉ đạo cần phải làm triệt để nhằm giảm bớt số lượng SIM rác. Cục Viễn thông cần phải khống chế số lượng SIM mới đổ ra thị trường. Bộ trưởng đặt câu hỏi "Đã đến lúc chấm dứt đại lý cung cấp SIM hay chưa?".

Theo ông Hùng, trước đây, khi cần phổ cập điện thoại thì cần đến các đại lý. Nay điện thoại đã phổ cập đến toàn dân mà vẫn làm theo cách làm như xưa là không đúng. SIM rác chỉ có hại chứ không mang lại giá trị cho các nhà mạng.

Cũng liên quan tới viễn thông, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã có Thông tư cấm nhập vào Việt Nam máy 2G, nhưng trên thực tế máy 2G vẫn nhập về Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Trong khi đó, nhà mạng có công cụ nhìn thấy được điện thoại 2G là phát hiện ra ngay, block (chặn) ngay được. Do đó, ông chỉ đạo Cục Viễn thông cần ban hành Công văn yêu cầu nhà mạng thực thi ngay việc này.

Liên quan việc phát triển chữ ký số cá nhân, Bộ trưởng chỉ đạo đích danh bà Tô Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia tìm hiểu nguyên nhân tại sao chữ ký số cá nhân vẫn còn đắt, làm thế nào để giảm giá.

Bộ trưởng cho biết, trước đây đối với điện thoại di động, chỉ cần giảm giá là có thể phổ cập điện thoại đến nhiều người dân. Nhưng đối với chữ ký số cá nhân, ngoài việc giảm giá còn phải tìm ra một ứng dụng thiết yếu sử dụng chữ ký số cá nhân mà ai cũng cần dùng. Ông cho rằng, phải phối hợp cả hai yếu tố này mới có thể phổ cập chữ ký số cá nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau định danh cá nhân, người dân có thể sở hữu chữ ký số từ xa

Ví dụ khi đi tiêm vắc-xin, nếu có ký số từ xa thì cả người đi tiêm và cán bộ y tế đều sẽ không phải cầm bút ký thủ công như hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN