Ấn Độ muốn Facebook, Twitter, Google... "ngoan" hơn

Sự kiện: Google

Chính quyền Ấn Độ dự định triệu tập lãnh đạo của Twitter, Facebook và Google dự một cuộc họp, yêu cầu họ tháo gỡ những thông tin có nội dung bị chê trách - nhất là những thông tin gây kích động bạo lực trong cộng đồng.

Theo nhật báo The Times of India, Bộ Nội vụ, các cơ quan tình báo, cơ quan quản lý về thiết bị điện tử và công nghệ thông tin sẽ yêu cầu lãnh đạo mạng xã hội hợp tác với cơ quan chức năng nhằm theo dõi và ngăn chặn những thông tin gây khiêu khích bạo lực đăng trên các mạng xã hộị.

Chính quyền khuyến cáo sự hợp tác đó là cần thiết nhằm tránh hậu quả đáng tiếc và duy trì sự hòa hợp cộng đồng. The Times of India dẫn lời một quan chức cấp cao: “Chúng tôi sẽ nhắc nhở họ hành động với nghĩa vụ cẩn trọng và tuân thủ luật pháp Ấn Độ”. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng Twitter và Facebook thường do dự trước yêu cầu tháo gỡ những nội dung người dùng đăng tải, lấy cớ tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến cá nhân.

Ấn Độ muốn Facebook, Twitter, Google... "ngoan" hơn - 1

Chính quyền Ấn Độ lặp lại yêu cầu này sau vụ án mạng xảy ra tại thị trấn Dadri thuộc bang Uttar Pradesh. Một số thông tin và hình ảnh lan truyền trên Twitter với lời đồn đoán về vụ giết bò ăn thịt - vốn là điều cấm kỵ theo truyền thống tín ngưỡng Hindu. Người bị tình nghi trong vụ này là ông Mohammad Akhlaq, bị đám đông tấn công và thiệt mạng. Trong thư gửi hôm 6.9, cảnh sát bang Uttar Pradesh đã yêu cầu Twitter tháo gỡ nội dung gây kích động nói trên.

Đây không phải là lần đầu tiên những nội dung trên mạng xã hội dẫn đến bạo động đông người. Trong cuộc xung đột tại quận Muzaffarnagar, Uttar Pradesh hồi năm 2013, cơ quan an ninh cáo buộc những thông điệp gây thù hằn sắc tộc giữa dân cư miền Đông Bắc Bangalore và tại các thành phố lân cận lan tràn trên mạng xã hội.

Khi nói đến những video bị tình nghi ngụy tạo nhằm kích động, Thủ tướng Ấn Độ lúc đó là Manmohan Singh nhấn mạnh trong cuộc họp Hội đồng Hòa hợp Dân tộc: “Chúng ta phải tìm cách ngăn chặn việc lạm dụng mạng xã hội. Chủ trương của mạng xã hội là tự do phát biểu ý kiến và chúng ta cần phải duy trì tinh thần tự do đó nhưng chúng ta không thể để lực lượng chống dân tộc lợi dụng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm (TheoThe Times of India) ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN