13 ứng dụng chống virus bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức

Theo báo cáo của Cybernews, nhiều ứng dụng chống virus trên Android có chứa trình theo dõi và liên kết với các trang web độc hại tiềm ẩn.

Nếu không chắc chắn về những ứng dụng bạn tải xuống hoặc các liên kết bạn nhấp vào, bạn có thể cài đặt phần mềm diệt virus để ngăn chặn các hoạt động đáng ngờ ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, giống như bất kỳ ứng dụng nào khác, phần mềm diệt virus cũng sẽ tiêu thụ tài nguyên và ngốn pin của điện thoại.

Bên cạnh đó, không phải mọi phần mềm diệt virus đều hoạt động đúng như quảng cáo. Vào năm 2019, một cuộc khảo sát của AV-Comparatives cho thấy có khá nhiều phần mềm diệt virus không phát hiện được phần mềm độc hại trên điện thoại. Các phần mềm này chỉ hiển thị một thanh tiến trình quét virus, nhưng thực chất chúng không có tác dụng.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 40 ứng dụng chống virus và dọn dẹp điện thoại được xếp hạng cao nhất trên Google Play, tất cả đã được tải xuống hơn 918 triệu lần. Kết quả cho thấy chỉ có 2 trong số các ứng dụng không chứa bất kỳ trình theo dõi nào, trong khi có đến 6 ứng dụng chứa các liên kết độc hại tiềm ẩn.

13 ứng dụng trong số đó được đánh giá có chất lượng kém vì phần mã có vấn đề.

13 ứng dụng chống virus bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức - 1

Ứng dụng chống virus Keep Clean Cleaner, Antivirus đạt 54/100 điểm, đứng đầu trong bảng xếp hạng. Trong khi đó Safe Security - Antivirus, Booster, Phone Cleaner và Nova Security - Virus Cleaner đứng chót bảng với điểm lần lượt là 9 và 10.

Khi nói đến các ứng dụng có chứa liên kết độc hại, Dr. Capsule Antivirus, Cleaner là tệ nhất, với 3 liên kết độc hại tiềm ẩn. Các ứng dụng khác như GO Security - Antivirus, AppLock, Booster và Virus Hunter 2021 Virus Scanner và Phone Cleaner chứa 2 liên kết độc hại.

Đối với các trình theo dõi, Nova Security - Virus Cleaner nguy hiểm nhất với 30 trình theo dõi, các vị trí tiếp theo thuộc về Fancy Booster - Cleaner, Antivirus & Speed Up và Antivirus, Virus Cleaner, Booster - Fancy security.

Sau khi nhận được báo cáo của Cybernews, chỉ có một nhà phát triển phản hồi lại yêu cầu. Cụ thể, Dr. Capsule tuyên bố rằng sự nhầm lẫn giữa http và https đã khiến ứng dụng bị gắn cờ là có khả năng độc hại do nhầm lẫn.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng tổng số lượt cài đặt cho thấy người dùng Android thông thường mong muốn bảo vệ điện thoại khỏi phần mềm độc hại, và quan tâm đến việc dọn dẹp, tăng tốc thiết bị.

“Những người dùng ít hiểu biết về công nghệ có khả năng tải xuống một ứng dụng để thực hiện tất cả công việc tẻ nhạt này một cách tự động. Tuy nhiên, các ứng dụng miễn phí thường đi kèm với các trình theo dõi, thu thập dữ liệu…”, báo cáo lưu ý.

Để đảm bảo an toàn cho điện thoại, người dùng chỉ nên sử dụng các ứng dụng chống virus có tên tuổi, đơn cử như Avast, Norton, Bitdefender, Google…

Các bước để bảo vệ dữ liệu trên điện thoại

Việc cài đặt phần mềm diệt virus trên điện thoại không phải là giải pháp hữu hiệu. Thay vào đó, người dùng cần thận trọng khi tải xuống ứng dụng hoặc nhấp vào các liên kết không rõ ràng.

Đầu tiên, bạn chỉ nên tải xuống ứng dụng từ Google Play, không cài đặt ứng dụng (dưới dạng .apk) thông qua các cửa hàng của bên thứ ba. Tất nhiên, các ứng dụng trên Google Play không an toàn tuyệt đối 100% nhưng chúng cũng phần nào đã được kiểm tra kĩ càng.

Cách đây không lâu, các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện hơn 20 ứng dụng trên Google Play bị nhiễm phần mềm độc hại Joker, và tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên.

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên thường xuyên cập nhật phần mềm và hệ điều hành lên phiên bản mới nhất. Ngoài việc khắc phục lỗ hổng, các bản vá còn giúp cải thiện hiệu suất thiết bị.

Dưới đây là một số cách giúp bạn an toàn khi sử dụng điện thoại:

- Không tải xuống ứng dụng từ cửa hàng của bên thứ ba, hoặc cài đặt phần mềm crack.

- Xem xét kỹ lưỡng quyền hạn của ứng dụng khi chúng yêu cầu.

- Hạn chế nhấp vào các liên kết được đính kèm trong email hoặc tin nhắn, kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè, người thân... Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng các dịch vụ VirusTotal để kiểm tra liên kết trước khi nhấp vào.

- Thường xuyên cập nhật các bản vá bản mật (nếu có).

Nguồn: [Link nguồn]

20 ứng dụng mà hàng triệu người dùng smartphone cần xóa ngay bây giờ

Những người dùng nhận thấy điện thoại hết pin nhanh có thể cần xem xét lại danh mục ứng dụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN