1001 thắc mắc: Sao băng lao nhanh thế nào, vì sao bốc cháy trên không trung?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời, trên thực tế nó không phải là một ngôi sao rơi khỏi bầu trời mà là một viên đá nhỏ của vũ trụ, xuyên qua khí quyển với vận tốc rất lớn.

Sao băng còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi là sự bốc cháy của các thiên thạch

Sao băng còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi là sự bốc cháy của các thiên thạch

Sao băng còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi là sự bốc cháy của các thiên thạch hay vẩn thạch khi bay vào bầu khi quyển của Trái Đất hoặc là các thiên thể khác có bầu khí quyển. Những vật thể này được di chuyển với tốc độ rất cao khoảng 100.000km/h.

Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những thiên thạch có kích thước lớn sẽ tạo ra một vệt dài và phần đầu rất sáng được gọi là Quả cầu lửa (fire ball). Fire ball thực sự là 1 hiện tượng lí thú trong thiên văn quan sát.

Lực ma sát của không khí lập tức làm nóng viên đá này, nó chói sáng lên và để lại một vệt sáng dài. Những viên đá này là những thiên thạch, chúng thường là những mảnh vụn của các sao chổi cũ, chúng cũng có thể là những mảnh kim loại đến từ các tiểu hành tinh bị phân tán sau khi va chạm.

Những viên đá này cũng quay xung quanh mặt trời, nhưng thỉnh thoảng quỹ đạo của chúng bắt gặp quỹ đạo của trái đất và vì thế chúng bùng lên khi rơi vào khí quyển.

Có rất ít thiên thạch có thể bị rơi xuống trái đất vì chúng có kích thước và khổi lượng nhỏ chỉ bằng viên đá cuội nên sẽ bị thiêu cháy hết trên đường xuống trái đất hoặc là chúng chỉ có tốc độ rất cao lực hút của Trái Đất không đủ lớn nên chúng chỉ bay xoẹt qua bầu khi quyển trái đất má thôi.

Nhưng một khi kích thước chúng đủ lớn để rơi được xuống mặt đất thì tạo ra một vụ va chạm rất lớn. Nhưng bạn hãy yên tâm vì mỗi năm chỉ có khoảng 150 vụ mà thiên thạch rơi xuống trái đất và kích thước của nó có thể làm hại con người là rất hiếm.

Mưa sao băng là gì?

Mưa sao băng là sự xuất hiện nhiều sao băng trong thời gian ngắn từ vài ngày cho đến vài chục ngày. Mưa sao băng không có nghĩa là sao băng nhiều như mưa mà là mật độ bạn thấy được rất nhiều ngôi sao từ vài chục cho đến hàng nghìn sao trong 1 giờ.

Khi chúng ta quan sát những trận mưa sao băng trên bầu trời thì đều có thể dễ dàng nhận thấy các sao băng đều xuất phát hoặc là hướng về một khu vực trên bầu trời, khu vực đó được gọi làm tâm điểm của mưa sao băng.

Tên của các trận mưa sao băng sẽ được đặt tên theo khu vực chòm sao mà tâm điểm của trận mưa sao băng đó hướng tới. Các  trận mưa sao băng có tâm điểm nhưng không có nghĩ chỉ ở hướng tâm điểm đó mới có thể quan sát được, mà chỉ là quan sát ở hưỡng đó sẽ dễ gặp sao băng hơn mà thôi.

Mỗi năm có rất nhiều mưa sao băng. Như năm 2008 được ghi nhận là có tới 30 trận mưa sao băng. Những trận mưa sao băng cũng không phải là quá hiểm chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số trận mưa sao băng hàng năm có mật độ tương đối cao là 30 sao trên một giờ.

Quadrantids: Từ 1 đến 5 tháng 1 hàng năm. Cực điểm thường vào 3 – 4 tháng 1.

η-Aquariids: Từ 19 tháng 4 đến 28 tháng 5 hàng năm. Cực điểm vào 5-6 tháng 5

Perseids: Từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8. Cực điểm vào 12-13 tháng 8.

Orionids: Từ 2 đến 7 tháng 10. Cực điểm vào 4-5 tháng 10.

Leonids: Từ 10 đến 23 tháng 11. Cực điểm vào 16-17 tháng 11.

Geminids: Từ 07 đến 17 tháng 12. Cực điểm vào 12-13 tháng 12.

Vì sao mưa sao băng lại có chu kì?

Sao băng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của các thiên thạch trên bầu trời mà tại sao mưa sao băng lại có thể xuất hiện theo chu kì ? có sự nhầm lẫn gì chăng? Nhưng không như các trận mưa sao băng chúng tôi gợi ý ở trên đều có chu kì xuất hiện hàng năm. Các nhà khoa học đã giải thích rằng nguyên nhân chính là các sao chổi bay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo Hyperbol hoặc elip rất dẹt.

Được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời chúng bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo.Khi các sao chổi đó đi qua hoặc gần với quỹ đạo của Trái Đất và cùng lúc đó Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau  các bụi khí sẽ bay vào trong khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng và được gọi là Mưa Sao băng.

Vì Trái đất và những ngôi sao chổi đó đều có quỹ đạo xác định nên các giao điểm là luôn cố định. Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời hàng năm của mình Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại thời điểm xác định, do vậy các trận mưa sao băng là có chu kỳ, và chu kỳ thường thấy của các trận mưa sao băng đó là 1 năm

Ở đâu có thể xem được mưa sao băng?

Do tâm điểm của các trận mưa sao băng sẽ nằm trên bầu trời nên ở nơi nào có thể nhìn được những chòm sao đó thì có thể nhìn được những trận mưa sao băng. Càng đi dần về cực thì việc nhìn được về phía bên kia bán cầu rất là khó khăn cũng như rất khó quan sát được những trận mưa sao băng.

Vì thế những nơi nằm ở càng gần vùng xích đạo thì càng dễ quan sát được những trận mưa sao băng. Thật may mắn khi Việt Nam nằm gần vùng xích đạo nên và có thể quan sát được các trận mưa sao băng.

Mưa sao băng nhân tạo

Lena Okajima, tiến sỹ thiên văn học kiêm doanh nhân người Nhật đã tiết lộ đang có một kế hoạch táo bạo - tạo ra mưa sao băng. Mưa sao băng nhân tạo Lena Okajima, tiến sỹ thiên văn học kiêm doanh nhân người Nhật đã tiết lộ đang có một kế hoạch táo bạo - tạo ra mưa sao băng. Okajima đã và đang hợp tác với các nhà khoa học và nhiều kỹ sư khác tại trường ĐH Nihon (Tokyo, Nhật Bản) chế tạo ra một vệ tinh với chiều rộng khoảng 50 cm, có thể tạo và phóng ra hàng chục bong bóng nhỏ vào không gian. Khi được phóng ra ngoài những quả bóng này có vận tốc tối đa lên tới 80km/h và lao nhanh xuống Trái Đất. Okajima đã và đang hợp tác với các nhà khoa học và nhiều kỹ sư khác tại trường ĐH Nihon (Tokyo, Nhật Bản) chế tạo ra một vệ tinh với chiều rộng khoảng 50 cm, có thể tạo và phóng ra hàng chục bong bóng nhỏ vào không gian. Khi được phóng ra ngoài những quả bóng này có vận tốc tối đa lên tới 80km/h và lao nhanh xuống Trái Đất.

Nguồn: [Link nguồn]

Lịch thi đấu Liên Quân Mobile của đại diện Việt Nam tại SEA Games 30

Lần đầu tiên thể thao điện tử được thi đấu tính huy chương tại một kỳ đại hội thể thao được công nhận bởi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN