Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Ươm mầm bạo lực

Nhiều người Việt Nam từ lâu đã không màng tới Giải Bóng đá vô địch quốc gia (V-League) bởi có quá nhiều tiêu cực và bạo lực. Tôi cũng làm vậy từ tròn 10 năm về trước khi nổ ra vụ bán độ trận Việt Nam - Myanmar ở SEA Games 23 tại Philippines.

Không đến sân vận động cũng chẳng xem V-League qua truyền hình nhưng những gì mắt thấy tai nghe buộc mình phải quan tâm. Hôm rồi, đọc trên báo tin trung vệ Quế Ngọc Hải của Sông Lam Nghệ An - cũng là trung vệ đội trưởng tuyển U23 Việt Nam - có cú tắc bóng thô bạo khiến tiền vệ Trần Anh Khoa của SHB Đà Nẵng phải ngồi xe lăn, bên dưới tin là hơn 300 comments (ý kiến) với gần 100% số comments này lên án sự dã man của pha bóng, tôi phải mở video quay lại cảnh đó để xem và không khỏi rùng mình.

Hải lao như tên bắn, vào bóng trực diện, đôi gầm giày giơ cao đến gối của Khoa. Khoa gục ngã. Hải bỏ đi. Khoa vật vã, nằm lên cáng rời sân do chân anh đã bị sưng húp. Hải dửng dưng, phẩy tay phản đối trọng tài vì mình bị phạt thẻ vàng.

Phải nói là quá khủng khiếp, ám ảnh!

Bị đốn gãy chân là chuyện tương đối phổ biến trong bóng đá thế giới. Những hảo thủ như Diego Costa, Henrik Larsson, Eduardo Da Silva, Alan Smith, Djibril Cisse và mới nhất là Luke Shaw đã nếm trải. Ngay cả Quế Ngọc Hải cũng đã từng bị gãy chân trên sân cỏ. Tuy nhiên, tai nạn khác với cố tình triệt hạ. Nếu là tai nạn thì dễ được cảm thông còn ác ý hạ gục đối phương thì không bao giờ được chấp nhận.

Ươm mầm bạo lực - 1

Sự cố Ngọc Hải làm gãy chân Anh Khoa chỉ là một phần nổi trong tảng băng chìm về bạo lực bóng đá ở Việt Nam

Khó có thể nói “vụ Quế Ngọc Hải” là một tai nạn. Nhiều người đã gọi trung vệ này là “đồ tể” và mong Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ phạt thật nặng. Tôi thì nghĩ khác: Án phạt chỉ là đòn roi nhất thời, không thể chặn được bạo lực trong thể thao. Riêng ở V-League, đừng cho rằng cứ phạt nặng là cầu thủ sẽ sợ.

Mới đó 1 năm thôi, hậu vệ Trần Đình Đồng cũng của Sông Lam Nghệ An đã bị cấm ra sân 28 trận vì xoạc bóng làm gãy chân 1 cầu thủ của Hùng Vương An Giang. Bài học của “đàn anh” còn sờ sờ ra đó nhưng Quế Ngọc Hải có ngán đâu!

Cái gốc vấn đề chính là cách giáo dục cầu thủ ngay từ buổi nhập môn. Phải dạy văn hóa, dạy làm người song hành với dạy đá bóng và cầu thủ phải được rèn giũa, kèm cặp suốt sự nghiệp. “Lò” Sông Lam Nghệ An từ lâu đã có truyền thống xấu chém đinh chặt sắt nhưng mỗi lần có cầu thủ bị phạt nặng thì các nhà tuyển trạch địa phương đều lên tiếng bênh vực.

HLV Nguyễn Hữu Thắng từng bênh Đình Đồng và nay HLV Ngô Quang Trường cũng bênh Ngọc Hải. Làm vậy là ươm mầm bạo lực. Thầy hành xử như thế thì làm sao trò nên người!? Có tin VFF ngại mạnh tay với Hải vì sợ tuyển U23 sẽ mất “cầu đinh”. Nếu đó là sự thật thì VFF đừng bao giờ mở miệng tuyên bố dẹp nạn đá rắn, đá xấu nữa!

Cũng là sân chơi thể thao nhưng nguyên tắc giáo dục, đào tạo của ông bầu Đoàn Nguyên Đức ở Hoàng Anh Gia Lai lại nghiêm khắc hiếm có: Cầu thủ nào cãi trọng tài là bị kỷ luật; ai cố tình triệt hạ đối phương thì bị loại khỏi đội; đã từng có cầu thủ bị ông Đức đuổi do đá xấu... Giá mà tinh thần này được duy trì và nhân rộng, thể thao Việt Nam sẽ cao thượng biết bao nhiêu!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Quang ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN