Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-

Euro 2012: Tấn công hay phòng ngự lên ngôi?

Sau trận chung kết, Chủ tịch UEFA Michel Platini tâm sự với báo chí quốc tế rằng ông hạnh phúc vì bóng đá tấn công lên ngôi. Tuy nhiên nhưng con số lại không ủng hộ quan điểm đấy.

Nếu phải chọn ra cầu thủ xuất sắc nhất đặc biệt từ bán kết thì ông sẽ chọn ai?

Với câu hỏi đấy Chủ tịch UEFA Michel Platini bỏ ngỏ với cách trả lời rất hóm hỉnh: “Ronaldo chưa hội tụ đủ những điều kiện để nhận danh hiệu này; Pirlo nếu tạo ra sự khác biệt và để lại dấu ấn trong trận chung kết thì tôi sẽ bầu cho anh ấy. Vua phá lưới Torres thì không thể. Chẳng lẽ tôi lại bầu cho Ramos, người chơi rất xuất sắc trong đội hình Tây Ban Nha ở bán kết và chung kết…”.

Cá nhân tôi nếu được đề cử tôi sẽ chọn một trong hai nhân vật đều nằm ở hàng thủ Tây Ban Nha: Thủ môn Casillas và trung vệ Ramos. Những người có công rất lớn trong việc giúp cho mành lưới Tây Ban Nha suốt cả giải với 540 phút + 30 phút đá thêm giờ chỉ để thủng lưới 1 bàn.

Tây Ban Nha trong trận chung kết đã trình diễn một thứ bóng đá tấn công đẹp mặt và bốn bàn thắng đã làm nhiều người quên đi sự hiện diện của một hàng thủ góp công lớn trong việc làm nên chiến thắng vĩ đại đấy.

Tây Ban Nha đến trước trận chung kết vẫn chưa thuyết phục người xem bởi lối chơi đã phần nào bị nhàm chán là sự ru ngủ, là sự cẩn trọng dù thời gian cầm bóng và số lần sút bóng luôn cao hơn đối thủ. Tuy nhiên công bằng mà nói thì Tây Ban Nha bảo vệ chiếc cúp vô địch lần này đã có sự thành công rất lớn bởi khả năng phòng ngự được xây ngay từ tuyến hai cộng với một hàng thủ rất cơ động.

Sự khác biệt của Tây Ban Nha với Barcelona khi cả hai cùng ứng dụng lối chơi Tiqui-taca đó là Tây Ban Nha chặt chẽ và khoa học hơn với một đội hình dày có chiều sâu và lấy tuyến dưới làm bệ phóng.

Euro 2012: Tấn công hay phòng ngự lên ngôi? - 1

TBN đăng quang xứng đáng

Đội hình đấy buộc các cầu thủ phải đa năng với khả năng công thủ toàn diện. Nó làm người xem nhớ đến lối chơi tổng lực của Hà Lan thời hoàng kim nhưng ở đây yếu tố kỹ thuật được nâng lên rất cao qua khả năng cầm và giữ bóng với miếng vỗ 1-2 liên tục.

Nhiều người vẫn nói nhiều về đội hình không tiền đạo nhưng với cái cách tiếp cận và áp đặt trận đấu của Tây Ban Nha thì rõ ràng tên gọi và vị trí chỉ là một khái niệm. Cứ xem những hậu vệ của Tây Ban Nha băng lên và ghi bàn hay những lần Ramos dâng cao ở trục giữa và xử lý kỹ thuật trước cầu môn thì không ai dám nói đấy là những cầu thủ ở “nhà bếp”.

Tiqui-taca của người Tây Ban Nha trước trận chung kết đã bị chê rất nhiều bởi sự nhàm chán nhưng đến trận chung kết thì tất cả đã thay đổi. Phiên bản của mới của Tiqui-taca đã được xây chặt chẽ ngay từ hàng thủ và đấy là lý do cả trận người hùng ở bán kết với Đức là Balotelli không có một cú sút ra hồn. Ngược lại thì Ramos luôn có mặt khi cần thiết trước lúc Balotteli có bóng đồng thời cũng không ít lần ở cầu môn bên kia đe dọa Buffon trong lúc Balotelli còn lững thững ở phần sân đối phương.

Tây Ban Nha đã rút ra bài học từ Barcelona thua bởi chơi Tiqui-taca mải mê tấn công mà không có những phương án phòng ngự.

Nói về Tiqui-taca của Tây Ban Nha lên ngôi, chính HLV đội tuyển Việt Nam – Phan Thanh Hùng đã chia sẻ hết sức thú vị. Ông Hùng nói rằng đấy là lối chơi rất lạ và càng tìm hiểu càng thấy có nhiều điểm rất hay và cũng rất tương đồng mà bóng đá Việt Nam nên học vì nó gần gũi bởi tư duy chiến thuật được đề cao và kỹ chiến thuật có vai trò rất lớn trong việc áp đặt lên đối thủ.

Ông Hùng nói: “Người Tây Ban Nha cầm bóng nhiều để phòng ngự và tìm cách để tấn công. Nói Tây Ban Nha chỉ tấn công là không đúng bởi họ cầm bóng, vỗ với nhau đã là phương án phòng ngự rất tốt bởi không cho đối thủ tổ chức. Lối chơi này đòi hỏi các cầu thủ phải rất hiểu nhau, phải có ý thức chiến thuật tốt và linh động chuyển từ tấn công sang phòng ngự và ngược lại như một kiểu bóng đá tổng lực buộc các cầu thủ đều có khả năng phòng ngự lẫn tấn công”.

HLV Del Bosque khi nâng cấp phiên bản Tiqui-taca đã mở ra một chương mới của bóng đá đó là xóa đi lằn ranh giữa các vị trí trên sân đồng thời xây dựng cho cầu thủ của mình ý thức tấn công và phòng ngự như nhau.

Đấy là lý do Tây Ban Nha đăng quang và phá vỡ mọi kỷ lục khi vừa bước qua lời nguyền lại vừa mở ra hình hài nhà vô địch với số bàn thắng cao nhất và ít bị thủng lưới nhất (chỉ một bàn).

Chắc chắn rồi đây bóng đá thế giới sẽ nghiên cứu rất nhiều lối đá đấy trong đó có cả ban huấn luyện Việt Nam đang muốn học cách chơi hiện đại đấy để ứng dụng cho cầu thủ mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN