Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Lào vs Philippines
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Indonesia
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Atlético Madrid vs Getafe
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Getafe - GET Getafe
-
Brighton & Hove Albion vs Crystal Palace
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Bologna vs Fiorentina
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Heidenheim vs Stuttgart
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Manchester City vs Manchester United
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
RB Leipzig vs Eintracht Frankfurt
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Southampton vs Tottenham Hotspur
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Brentford
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Milan vs Genoa
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Barcelona vs Leganés
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Lazio vs Inter Milan
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
AFC Bournemouth vs West Ham United
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Campuchia vs Timor-Leste
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Singapore vs Thái Lan
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Myanmar vs Lào
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Philippines vs Việt Nam
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Monaco vs PSG
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Espanyol vs Valencia
Logo Espanyol - ESP Espanyol
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Malaysia vs Singapore
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Campuchia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-

Câu chuyện bóng đá: Trò hư

ĐT U.22 VN lại có chuyện. Mới nhất, BHL vừa đề nghị một cách quyết liệt lên VFF cấm cửa vĩnh viễn 2 cầu thủ trẻ của U.22 VN ở các cấp độ ĐTQG.

1. Nguyên văn phát biểu trên báo chí của HLV Đinh Văn Dũng: “Hành động phạm lỗi của Tùng và Dũng không thể thông cảm. Chúng tôi cảnh cáo hai cầu thủ này trước toàn đội và sẽ báo cáo lên VFF cũng như CLB chủ quản về những vi phạm của hai cầu thủ này. Ban huấn luyện sẽ báo cáo VFF để không bao giờ triệu tập hai cầu thủ này vào các đội tuyển quốc gia vì rõ ràng cả hai đã không hết mình vì màu cờ sắc áo”.

Chợt thấy chợn!

Lại có chuyện gì nữa đây ở U.22 VN, đội bóng chỉ mới đây gây rất nhiều ồn ào với đủ scandal quanh cầu thủ, từ xé rào bay đêm đến bỏ bóng đá người và cả nghi án ngón tay thối tại Ninh Thuận mới đôi tuần trước. Nay, tại BIDC Cup, một giải đấu giao hữu vô thưởng vô phạt, BHL U.22 VN lại đưa ra đề xuất kỷ luật rất nặng như thế.

Ông Dũng nhận định 2 cầu thủ trên đã đá thiếu trách nhiệm, thô bạo làm ảnh hưởng hình ảnh quốc gia. Trong trận đấu với Thái Lan, hậu vệ biên Văn Dũng đã nhận 2 thẻ vàng một do vào bóng thô bạo, một do câu giờ trong khi trung vệ Minh Tùng bị thẻ đỏ trực tiếp khi kéo ngã tiền đạo đối phương sát vùng cấm địa. Nhưng có đến mức “hoen ố hình ảnh quốc gia”, để từ đó đưa ra án phạt cực kỳ nặng là cấm triệu tập vĩnh viễn lên các ĐTQG?

2. Rất nhiều điều phải nghĩ quanh cách hành động “quyết liệt” của ông Dũng, người hành xử hoàn toàn khác với trường hợp của Đình Bảo chỉ đôi tuần trước, người có pha bỏ bóng đá người cầu thủ Úc chắc chắn đạt trình độ thượng thừa của thô bạo. Khi ấy, ông Dũng vận động để Đình Bảo được đá lại sớm trong trận chung kết. Và thực sự ông đã sử dụng Bảo.

Sự du di ấy khác hẳn cách ông Dũng đang đưa 2 học trò khác của mình lên đoạn đầu đài, không một bằng chứng đủ thuyết phục tương ứng với mức phạt cực kỳ kinh khủng của mình.

Với án phạt nặng nề ông Dũng đề xuất, câu trả lời duy nhất hợp lý, là Văn Dũng và Minh Tùng đã có biểu hiện tiêu cực như bán độ, hoặc trầm trọng tương tự. Đến nhóm cầu thủ bán độ tại SEA Games cũng chỉ bị treo giò vài năm và sau đấy được triệu tập lại ở cấp độ ĐTQG như Quốc Anh, Phước Vĩnh... Trong khi đó với 2 cầu thủ trẻ trên, đề xuất của ông Dũng đồng nghĩa chặn tiệt mọi giấc mơ khoác áo ĐTQG của 2 cầu thủ trẻ tiềm năng. Tức tội của Dũng và Tùng phải nặng nề hơn nhiều, theo án phạt ấy.

Câu chuyện bóng đá: Trò hư - 1

U22 Việt Nam để lại hình ảnh không tốt

Tất cả mọi HLV làm trẻ đều biết trong các giải đấu trẻ, một trận đấu có 2-3 thẻ đỏ là chuyện rất bình thường. Trẻ mà, dễ nóng tính lại tràn đầy nhiệt huyết. Khi kỹ năng kiềm chế và điều tiết bản thân chưa “chín tới” thì có những hành động vượt giới hạn là lẽ thường. Thế mới là trẻ, kể cả trẻ trâu. Chính là trẻ mới dễ sai, thậm chí dễ hư.

Trên vai trò của mình, trách nhiệm của HLV là uốn nắn, rèn giũa để những cầu thủ trẻ ấy vượt qua cái ngưỡng tâm lý của mình để có được nhận thức đúng đắn. Không được để xảy ra lỗi, nhưng quan trọng hơn là khi có lỗi phải có trách nhiệm giáo dục để các em sửa đổi. Đó mới là ý nghĩa chân chính của chữ “thầy” mà đám cầu thủ vẫn khoanh tay gọi mỗi lần chào.

Người viết đọc được một câu nói rất tâm đắc rằng lợi thế của tuổi trẻ là có thể làm sai vì còn thời gian và cơ hội để sửa chữa. Trừ phi anh mắc tội quá lớn, quá trầm trọng và kinh khủng, thiên lý khó tha.

Cầu thủ trẻ mắc lỗi là bình thường. Cái chính, khi đưa ra hình phạt phải cho họ ý thức được lỗi nằm ở đâu, với những cơ sở bằng chứng rõ ràng để có ý nghĩa giáo dục, không tạo oan sai hay làm các em mất niềm tin vào sự công bằng.

3. Nhưng, dường như ông Dũng trong sự hốt hoảng trước việc U.22 VN không thể hoàn thành chỉ tiêu đã quên mất thiên chức của mình. Ông vội vã chụp cho 2 học trò mình cái mũ đen to đùng, đến tận tầm “hoen ố hình ảnh quốc gia” mà không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào ngoài “thô bạo”, “thiếu trách nhiệm”... rất mơ hồ.

Ông Dũng “trảm” chúng, không biết có nghĩ đến tương lai về sau của 2 em này, và cả danh dự của gia đình nữa khi việc trảm mạnh như thế, tại Việt Nam, sẽ đồng nghĩa với có biến, như bán độ, làm kèo hoặc nặng nề tương đương.

Mẹ tôi là giáo viên, thường toàn được giao mấy lớp cá biệt, đầu gấu của một trường hệ B. Có một lần nghe hóng hớt các cô giáo khác nói về thằng học sinh cá biệt lớp mẹ, tôi hỏi sao không đuổi luôn cho đỡ cực như các cô nói, mẹ tôi nhẹ nhàng: “Học sinh hư mới cần mẹ. Đuổi học sinh hư thì dễ. Nhưng để em đó hư trở thành ngoan mới khó, mới cần giáo viên!”. Sau này tôi mới hiểu hết ý mẹ, và cũng hiểu vì sao mà các lớp cá biệt toàn rơi vào tay mẹ mà bà chả thấy cực gì.Và, một câu hỏi cuối: Giả dụ, Văn Dũng và Minh Tùng có dấu hiệu “nguy hiểm” thực sự, thì trách nhiệm của ông Dũng, vốn là HLV trưởng đội tuyển nằm ở đâu?

Hay, chỉ là lỗi ở đám nhỏ cả và ông hoàn toàn vô can, giống trường hợp tại Ninh Thuận?Làm thầy, nói dễ chứ làm cho ra thầy để sau này dù lớn hay trưởng thành, đám học trò vẫn kính lễ khoanh tay chào một tiếng “thầy”, nó khó lắm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Bảo (thethaohcm.com.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN