Nữ tình nguyện viên phiên dịch tiết lộ tình thế "cân não" trong khu cách ly tập trung

Nộp đơn tình nguyện làm phiên dịch trong khu cách ly lúc 6-7h tối, chỉ thời gian ngắn sau đó, Đào Thị Phương Anh (SN 1989, hướng dẫn viên tự do tại Hà Nội) nhận được phản hồi đồng ý với “lệnh” sáng sớm hôm sau lên đường.

Trường Quân sự Sơn Tây, nơi Phương Anh xung phong làm nhiệm vụ.

Trường Quân sự Sơn Tây, nơi Phương Anh xung phong làm nhiệm vụ.

Nếu sợ không tham gia

Thời gian chuẩn bị tư trang với cô chỉ vỏn vẹn trong buổi tối. Nhưng vốn là dân du lịch nên rất nhanh sau đó, cô đã chuẩn bị xong hành trang. Khác với những lần trước, ở chuyến đi này, hành trang của Phương Anh không phải là những bộ váy áo cần cho những buổi tiệc tối, những lọ nước hoa hay đồ mỹ phẩm trang điểm…, vali của cô được chất đầy nước xịt rửa tay, dung dịch sát khuẩn, nước súc họng, xà phòng, giấy ướt…

Hành trang Phương Anh mang theo trong chuyến đi "đặc biệt".

Hành trang Phương Anh mang theo trong chuyến đi "đặc biệt".

Hỏi cô có lo sợ không khi bước vào "vùng nguy hiểm", những khu vực cách ly có nhiều người đến từ nhiều đất nước khác nhau và có những người đến từ vùng dịch, có nguy cơ cao, Phương Anh cười nói ngay “nếu sợ thì em đã không tham gia”.

Phương Anh kể, chuyến đi nguy hiểm nhất em từng trải qua là lần đến Ai Cập, vùng cách biên giới Lybia 50km ở sa mạc Sahara (Mỹ), vào thời điểm vùng này vừa bị đánh bom. Chỉ 3 tháng sau khi Phương Anh về Việt Nam, cũng tại đây đã xảy ra một vụ đánh bom khiến 1 hướng dẫn viên du lịch người Việt tử vong. Vì thế, khi nhận làm tình nguyện viên với công việc phiên dịch tại khu cách ly phòng Covid-19, Phương Anh không lo sợ mà chỉ có cảm giác “bồn chồn trước công việc mới lạ mà từ trước tới nay mình chưa hề đảm nhận”.

Cô được giao nhiệm vụ phiên dịch tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hỗ trợ các nhân viên y tế, các lực lượng quân đội, an ninh tại khu cách ly tập trung Trường Quân sự Sơn Tây cách đây gần 1 tháng.

Đào Thị Phương Anh, cô hướng dẫn viên tự do tình nguyện làm phiên dịch viên trong khu cách ly tập trung ở Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Đào Thị Phương Anh, cô hướng dẫn viên tự do tình nguyện làm phiên dịch viên trong khu cách ly tập trung ở Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Hàng ngày, Phương Anh cùng cán bộ y tế đi các phòng đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe cho mọi người. Với người nước ngoài, những ngày đầu tiên họ vào khu cách ly cũng là những ngày khiến cô phiên dịch trẻ vất vả nhất.

Hầu hết khách du lịch đều đang háo hức với việc sẽ đi thăm thú, ngoạn cảnh, được thưởng thức những món ăn ngon, đi bar... và những trải nghiệm vui vẻ thì bất ngờ được thực hiện các thủ tục kiểm tra y tế và đưa về các khu tập trung cách ly 14 ngày ngay khi vừa bước ra khỏi máy bay.

“Một số người chưa hiểu nên thường có hành động phản ứng”, Phương Anh nói, và nhiệm vụ của cô là phải giải thích để họ hiểu việc cách ly là tốt cho họ và cho cả cộng đồng. Nói lần 1 chưa hiểu thì tiếp tục lần 2, lần 3, lần 4... Mưa dầm thấm lâu, cuối cùng những vị khách nước ngoài cũng nhận ra và chấp hành bởi đây là những biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch Covid-19 của Việt Nam.

Những chuyện khó quên

Đến giờ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nhà, Phương Anh vẫn không thể quên hình ảnh một du khách người nước ngoài (trong nhóm 4 người từ châu Âu đến khu cách ly). Khi mới đến, do chưa hiểu hết về các quy định cách ly nên người đàn ông này tỏ ra bất hợp tác. Anh ta lên lan can tầng 3 và cố tình nhoài người xuống.

Phương Anh trong bộ đồ bảo hộ kín mít khi làm nhiệm vụ trong khu cách ly tập trung..

Phương Anh trong bộ đồ bảo hộ kín mít khi làm nhiệm vụ trong khu cách ly tập trung..

“Mọi người nhìn thấy đều hết sức lo lắng. Em cũng run. Nhưng chỉ thoáng qua em tự nhủ phải bình tĩnh, kiên nhẫn giải thích thật chậm cho người đàn ông này.

Em đã ra nói chuyện với anh ta, so sánh thông tin tình hình dịch bệnh ở các nước và Việt Nam. Em nêu số người tử vong do Covid-19 ở nhiều nước khác, em nói đến sự an toàn phòng dịch, em nói về tương lai… Mất khá lâu, anh ấy đã hiểu và vui vẻ hợp tác”, Phương Anh nói.  

Cô chia sẻ niềm vui vì việc làm nhỏ bé của mình có ý nghĩa. Cô càng vui hơn khi đọc được những dòng lưu bút của những khách nước ngoài để lại sau khi hết hạn cách ly. Ở đó là sự trân quý, là lòng biết ơn tình cảm, sự tận tình chăm sóc của Nhân dân và Chính phủ Việt Nam.

Cô kể về lá thư của anh Pauet, quốc tịch Ba Lan, sống tại đảo Jersey. Pauet viết: “Đây là lần thứ tư tôi tới Việt Nam và tôi rất ấn tượng với cách mà Chính phủ Việt Nam đối mặt với dịch bệnh. Chân thành cảm ơn từng người trong các bạn vì đã chăm sóc chúng tôi.

Những người lính, các nhân viên y tế, và cả bác tài chuyên chở tôi. Tôi được cung cấp tất cả mọi thứ mình cần, từ đồ ăn thức uống, chăn màn chiếu gối... đến những nụ cười thân thiện trấn an chúng tôi. Các bạn thật sự có thể tự hào vì cách đất nước các bạn đã đối phó khủng hoảng dịch bệnh, mặc dù nguồn tài nguyên còn hạn chế… Tôi yêu tất cả các bạn, yêu con người Việt Nam”.

Những dòng lưu bút của anh Pauet, quốc tịch Ba Lan.

Những dòng lưu bút của anh Pauet, quốc tịch Ba Lan.

Xung phong đi tình nguyện chỉ mong góp sức nhỏ bé cùng cả nước chống dịch, với mong muốn dịch bệnh sớm kết thúc, xã hội trở lại nhịp sinh hoạt bình thường, nên sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Phương Anh tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà.

Không những thế, trên trang cá nhân của mình, cô vẫn liên tục chia sẻ những thông điệp phòng dịch để mọi người cùng thực hiện: “Đừng nói chán, dịch bệnh ai cũng chán, không ai vui cả… Những người dương tính trên thế giới ban đầu họ cũng đâu nghĩ họ dương tính, thế nên mới đi lung tung lây bệnh khắp nơi… Không có gì đáng sợ hơn đối với mình là việc mình bởi vì bất cẩn, chủ quan mà liên lụy người khác… Chưa bao giờ thể hiện lòng yêu nước lại dễ dàng đến thế. Ở nhà, là yêu nước!”.

Theo đại diện Sở Ngoại vụ Hà Nội, thời điểm Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách cách ly toàn bộ với những người nhập cảnh, rất cần phiên dịch viên giải thích cho người nước ngoài hiểu chính sách của Việt Nam, thuyết phục họ hợp tác, vừa đảm bảo công tác phòng dịch, vừa không ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao.

Để thuê phiên dịch thì thành phố không có đủ kinh phí, mà những người chấp nhận tình nguyện đi vào khu cách ly đồng nghĩa với việc họ chấp nhận thực hiện đúng 14 ngày làm việc, ăn, ở, ngủ nghỉ tại khu cách ly.

Rất may, sau khi Sở gửi công văn sang Sở Du lịch để tìm tình nguyện viên thì đã có khoảng 100 người đăng ký tham gia. Theo nhu cầu ở thời điểm đó (18/3), Sở Ngoại vụ đã chọn 5 người phiên dịch các ngôn ngữ chính là tiếng Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

”Hiệp sĩ bóng đêm” những ngày cách ly toàn xã hội phòng dịch COVID-19

Những ngày dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cũng như trong những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, "hiệp sĩ bóng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N. Huyền ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN