Những sai lầm của ứng viên khiến cánh cửa tuyển dụng thu hẹp

Gửi CV liên tục, yêu cầu mức lương quá cao,... là những sai lầm của chính ứng viên khiến cánh cửa tuyển dụng càng hẹp hơn.

Gửi CV liên tục

Đầu tiên, hãy tránh xin việc tại một công ty liên tục, trong thời gian ngắn. "Nếu bạn gửi CV 20 lần trong hai năm qua mà chúng tôi không liên hệ với bạn lần nào, đó chính là dấu hiệu cảnh báo", Lindsay Mustain, cựu chuyên gia tuyển dụng của Amazon và hiện là CEO công ty tư vấn sự nghiệp Talent Program (Mỹ) cho biết. Khi nhìn thấy ứng viên như vậy, bà ngay lập tức nghĩ đến chuyện ứng viên hẳn phải có vấn đề mới không được tuyển.

Dù bạn phù hợp với công việc đến mức nào, nhà tuyển dụng có xu hướng không dành thời gian để đào sâu hơn về ứng viên này. Đây là lúc bạn có mặt trong "danh sách đen" của họ. Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế nộp đi nộp lại hồ sơ tại một công ty.

Những sai lầm của ứng viên khiến cánh cửa tuyển dụng thu hẹp.

Những sai lầm của ứng viên khiến cánh cửa tuyển dụng thu hẹp.

Bật "Open to Work" trên LinkedIn

Một dấu hiệu cảnh báo khác đối với nhà tuyển dụng là các ứng viên bật "Open to Work" trên hồ sơ LinkedIn. "Open to Work" cho mọi người biết bạn đang muốn tìm việc làm.

Mustain nói khi nhìn thấy trạng thái này nhà tuyển dụng biết ngay bạn đang cần gì đó. Điều đó cũng đồng nghĩa ứng viên không kén chọn khi nói đến cơ hội việc làm, không có lộ trình trong sự nghiệp để đi theo hướng tốt hơn.

Nó khiến bạn không có vẻ của một "ứng viên tầm cỡ", Mustain nhận xét. Ngoài ra, nó làm thay đổi vai trò khi trao đổi giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Thay vì được thuyết phục về với công ty, ứng viên lại ở thế phải thuyết phục nhà tuyển dụng cân nhắc về mình.

Nolan Church, CEO của hãng tuyển dụng Continuum, có chung ý kiến. Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, ông cho biết nó mang đến cảm giác ứng viên tìm việc một cách "tuyệt vọng".

Thể hiện sự yếu đuối trên mạng xã hội

Cuối cùng, nếu đang thất nghiệp, đừng than thở về việc đó trên mạng xã hội. Mustain đưa ra bài viết ví dụ: "Tôi vừa bị sa thải và phải nuôi hai con, tôi thực sự cần việc làm mới nhanh nhất có thể. Vì vậy, nếu bạn có thể vui lòng giới thiệu tôi với người khác, tôi sẽ rất cảm kích".

Dù đây là điều đáng thông cảm, những người đăng bài như vậy đang thể hiện họ vô cùng tổn thương và thể hiện điểm yếu tương tự người bật "Open to Work" trên LinkedIn. Thể hiện sự yếu đuối là một cách để đẩy nhà tuyển dụng ra xa hơn.

Thay vào đó, nếu muốn thông báo thất nghiệp và muốn tìm cơ hội mới, Mustain khuyên ứng viên nên kể về nó như một sự khởi đầu mới hay một cơ hội để phát triển, chia sẻ những thành tựu và đóng góp ở công việc cũ. Bạn cũng có thể nói về những gì đã học hỏi được và kinh nghiệm giúp gì được cho mình khi gặp các thách thức trong tương lai. Nó sẽ thể hiện tư duy cầu tiến và thích ứng trong mọi hoàn cảnh của ứng viên trước mắt nhà tuyển dụng.

"Hãy nhớ rằng, bạn không cần một công việc bất kỳ. Thứ bạn muốn là một công việc tốt", Mustain nói.

Ứng viên hành động như một kẻ lạm quyền

Trong quá trình tuyển dụng, Nolan Church là người sáng lập kiêm CEO của "chợ" tuyển dụng lãnh đạo Continuum thường chú ý đến kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên, cũng như phong cách ứng xử của họ. Church từng phỏng vấn một ứng viên và không phát hiện hành vi đáng ngờ hay khó chịu nào. Dường như người này rất phù hợp với công ty.

Những sai lầm của ứng viên khiến cánh cửa tuyển dụng thu hẹp.

Những sai lầm của ứng viên khiến cánh cửa tuyển dụng thu hẹp.

Sau khi gửi lời đề nghị làm việc, Church mời người này quay lại văn phòng để bổ sung một số câu hỏi. Tuy nhiên, trong lần trở lại đó, ứng viên lại cư xử cực kỳ thô lỗ với nhân viên lễ tân, thậm chí còn xả rác trên bàn, thiếu tôn trọng người quản lý. Ngay hôm sau, họ đã hủy lời mời làm việc.

Lời khuyên của chuyên gia là hãy nhớ bạn luôn được đánh giá, ngay cả sau khi đã chấp nhận lời đề nghị làm việc.

Ứng viên phản ứng quá chậm

Khi nhận được đề nghị làm việc, bạn có thể yêu cầu thời gian để cân nhắc nhưng đừng để doanh nghiệp chờ đợi quá lâu. Nó thể hiện sự thiếu nhiệt tình và cam kết với chỗ làm mới.

Church kể lại, một ứng viên đã mất ba ngày để trả lời thư mời, thương lượng để có mức lương cao hơn. Sau khi công ty gửi phương án cuối cùng mà họ cho là tốt nhất, ứng viên này lại mất thêm bốn ngày để hồi đáp.

Thời gian giữa các câu trả lời của ứng viên khiến Church tự hỏi liệu đây có phải là cách họ sẽ giao tiếp khi vào công ty hay không. Vì vậy, họ đã rút lại lời đề nghị vì cảm thấy không đáng để mạo hiểm.

Theo chuyên gia, khi đã được yêu cầu hoặc đề nghị điều gì đó hãy trả lời trong vòng 24h. Nếu cần thêm thời gian, hãy gửi thông báo ngắn gọn và chuyên nghiệp.

Yêu cầu mức lương quá cao

Nhà tuyển dụng chấp nhận đàm phán, miễn là ứng viên có căn cứ thực tế. Yêu cầu mức lương cao hơn 40% đến 100% so với đề nghị ban đầu là tín hiệu không hay với nhà tuyển dụng.

Một ứng viên của Church từng đòi lương tăng gấp đôi và bị hủy đề nghị làm việc vì đó là con số vô lý, không có bất kỳ thông tin nào hỗ trợ. Rõ ràng, ứng viên đã hét giá mà không nghiên cứu trước.

Do đó, chuyên gia cho rằng khi xin việc, hãy cung cấp thông tin đầy đủ và hợp lý, cố gắng tìm hiểu bạn đang ở vị trí nào rồi đưa ra dữ liệu để chứng minh đòi hỏi của bạn là đúng. Yêu cầu tăng lương từ 10% đến 20% thường trong phạm vi an toàn và thực tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Mặc dù câu hỏi này không liên quan tới công việc nhưng nó cho thấy EQ của ứng viên, góp phần xác định, ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh (T/h) ([Tên nguồn])
Công sở và những áp lực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN