Những điều con phải chịu thiệt thòi khi cha mẹ giữ trẻ quá sạch sẽ

Sự kiện: Dạy con

Chúng ta đều mong trẻ được sống trong môi trường trong lành, an toàn nên thường quá lo lắng khi con "nghịch bẩn" vì sợ trẻ giảm sức đề kháng, dễ ốm vặt. Nhưng điều đó có đúng?

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Giáo sư Jack Gilbert của Đại học Chicago đã khẳng định môi trường sống hoàn toàn tiệt trùng chưa hẳn đã tốt cho sức khỏe bởi bụi bẩn và các loại vi khuẩn chính là những tác nhân cần thiết để xây dựng cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Điều này dường như đi ngược lại với quan điểm của nhiều cha mẹ nhưng điều đó là thực tế đã được nghiên cứu và kiểm chứng.

Cha mẹ thường nói câu nói rất quen thuộc như "Con đừng có nghịch đất nữa, bẩn hết rồi!" hay "Không được đi chân đất, đi dép vào ngay". Bởi cha mẹ lo lắng rằng đất, cát, bùn, vũng nước, lông của động vật là những thứ bẩn, chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho trẻ và sẽ cố gắng giữ con "càng sạch càng tốt".

Việc bảo vệ con là tốt nhưng bảo vệ con một cách quá mức tức là chúng ta đã vô tình cản trở khả năng phát triển hệ miễn dịch của trẻ, vô tình làm suy yếu khả năng phòng vệ của trẻ em đối với bệnh tật.

Giáo sư Jack Gilbert trong nghiên cứu của mình cũng đã khẳng định "Hầu hết bậc phụ huynh nghĩ rằng tất cả vi khuẩn là xấu, điều đó không chính xác. Rất nhiều chủng vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, chúng có vai trò kích thích hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn".

Năm 2016, giáo sư Gilbert đã tiến hành một nghiên cứu về hệ miễn dịch của trẻ em người Amish sống tại các trang trại nhỏ ở Mỹ. Theo mô tả của giáo sư Gilbert, những đứa trẻ Amish sống trong một môi trường "giàu vi khuẩn", tuy nhiên chúng lại có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn rất thấp.

"Việc tiệt trùng không gian sống như trong bệnh viện có thể khiến hệ miễn dịch của con bạn suy yếu và nhạy cảm hơn. Do vậy, các phụ huynh hãy để con mình tự do chơi với vật nuôi, ăn thức ăn trên sàn nhà, chơi dưới đất, bụi bẩn vì điều này tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị trầy xước hoặc có vết thương hở, cha mẹ phải xử lý thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng" - ông nói.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Nhà giáo dục Trung Quốc Đào Hành Trí từng nói, cần phải giải phóng tâm trí, bàn tay, bàn chân, không gian và thời gian của trẻ em, để chúng hoàn toàn có cuộc sống tự do và được giáo dục thực sự từ cuộc sống tự do.

"Cho phép nghịch bẩn là bước đầu tiên để trẻ được tự do. Nếu sợ bẩn mà cấm đoán trẻ khám phá những điều mới lạ thì đó là thiệt thòi lớn", nhà giáo dục này khẳng định.

"Người bạn họ Vương đã thay đổi quan điểm của tôi về những đứa trẻ được coi là "ở bẩn" - Nhà giáo dục Đào Hành Trí chia sẻ. Vương thích sạch sẽ, nhà cửa lúc nào cũng sáng choang, thơm tho, không một cọng rác. Tuy nhiên cô nói rằng nếu quay lại thời điểm khi con gái còn nhỏ, chắc chắn sẽ không chọn sự sạch sẽ.

Thời đó, khi con gái đòi ăn một mình, Vương không cho vì sợ "con ăn rơi vãi". Kết quả đến 7 tuổi, mẹ vẫn đút cho ăn. Khi con chơi với lũ trẻ hàng xóm, hễ nhìn thấy chúng tay chân dính bùn đất, Vương lại hét lên ngăn cản. Ở nhà con gái thích vẽ khắp nơi, nhưng vì sợ bẩn nên cô chỉ cho con vẽ vào giấy. Dần dần cô bé trở nên thiếu nhiệt tình và ít quan tâm tới mọi việc.

Nếu bố mẹ luôn dặn rằng không được chạm vào cái này, đừng động đến cái kia, trẻ như bị giam cầm và không dám chủ động "chạm" vào thế giới. Những đứa trẻ như vậy không những không hạnh phúc mà còn mất đi tính chủ động khám phá cuộc sống.

Quần áo bẩn có thể giặt sạch, phòng bừa bộn có thể dọn dẹp nhưng nếu trẻ mất khả năng chủ động tìm kiếm kiến thức và học hỏi vì sợ bẩn thì lợi bất cập hại.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trong cuốn sách "Một người mẹ tốt còn hơn một người thầy tốt", tác giả Yin Jianli đã nói về điều này. Khi con gái bà còn nhỏ, họ chuyển đến một ngôi nhà mới và tường nhà đều màu tɾắng. Nhưng một ngày nọ, cô bé đã vẽ rất nhiều вức tranh trên một вức tường bằng bút chì màu.

Sau khi Yin Jianli nhìn thấy nó, bà không tức giận, thay vào đó, bà hỏi đứa trẻ rằng nó đang vẽ gì. Con gái vui vẻ giải thích với mẹ, đây là một vài người tí hon đang đi hái táo, đây là con chó nhỏ canh chừng cho họ…

Yin Jianli nói: "Giá trị của một вức tường là bao nhiêu? Hãy cho con tự do, và đứa trẻ sẽ trả lại cho bạn tài năng vô giá và cảm xύc dồi dào". Bản chất của trẻ em là thích vẽ bậy ở khắp mọi nơi, đó là khi con phát huy sức sáng tạo vô tận, phụ huynh sợ bẩn sẽ không có con thông minh vì trẻ đã bị kềm hãm sự sáng tạo ấy.

Ngoài việc làm suy giảm hệ miễn dịch, làm mất đi sự sáng tạo của trẻ, sự sạch sẽ quá mức của bố mẹ còn khiến con mất đi sự độc lập

Tiến sĩ Robert là một nhà giáo dục пổi tiếng của Hoa Kỳ, ông đã từng nói: "Ngày nay giáo dục trẻ em phải đạt được 10 mục tiêu, và tính tự lập là quan trọng nhất trong số đó".

Vì sợ bẩn quần áo, cha mẹ không cho con tự ăn. Vì sợ nước đổ lên người con, cha mẹ không cho con tự rót nước. Đây có vẻ là những bậc cha mẹ yêu thích sự sạch sẽ nhưng thực chất họ đang tước đi khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Và điều tồi tệ nhất của việc giữ con quá sạch sẽ là hạn chế sự phát triển trí não của trẻ.

Jean Henri Casimir Fabre là một nhà tự nhiên học, nhà côn trùng học và tác giả người Pháp được biết đến qua những cuốn sách nổi tiếng "Côn trùng ký". Ngay từ nhỏ Fabre đã là một đứa trẻ tò mò, những lúc rảnh rỗi mọi người thường thấy ông nằm dài trên bãi cỏ để quan sát đàn kiến.

Fabre vui vẻ xem kiến vàng và kiến đen đánh nhau, trong quá trình quan sát, ông phát hiện ra kiến dùng nụ hôn để truyền tải thông tin, đồng thời phát hiện ra phong cách chiến đấu của chúng.

Vì tính tò mò, Fabre không ngừng quan sát và tích lũy cho mình rất nhiều kinh nghiệm phong phú, giúp ông hoàn thiện cuốn "Côn trùng ký" nổi tiếng.

Hãy tưởng tượng nếu cha mẹ Fabre sợ con mình bị bẩn kiểu như: "Đừng nằm dưới đất, nhìn kiến bẩn quá", có lẽ nhân loại sẽ không có một nhà tự nhiên học và cuốn "Côn trùng ký".

Trẻ em vốn thích khám phá thế giới xung quanh. Việc chơi với cát và nước sẽ giúp chúng thỏa mãn sở thích khám phá thiên nhiên, đồng thời mang lại cho chúng cảm giác hài lòng và thích thú, điều này đóng vai trò rất tốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của trí não.

Nguồn: [Link nguồn]

5 kiểu cha mẹ dễ tạo ra những đứa con xuất chúng, tương lai không cần lo lắng

Không có đứa trẻ nào vừa sinh ra đã sở hữu những tố chất giúp bé trở nên thành công trong tương lai. Tất cả phải dựa phần lớn vào cách giáo dục của cha mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thư Di (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN