Nếu không muốn tự đào hố chôn mình, xin đừng thức khuya

Thức khuya không chỉ gây hại cho sức khoẻ mà nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn.

Người trẻ thích thức khuya bất chấp những hệ luỵ nó mang lại. (Ảnh minh hoạ)

Người trẻ thích thức khuya bất chấp những hệ luỵ nó mang lại. (Ảnh minh hoạ)

Phần lớn những người trẻ tuổi đều thích thức khuya, có thể vì công việc, vì học hành hoặc vì đam mê bất tận vào một trò chơi hay bộ phim nào đó.

3,4 giờ sáng, trong phòng vẫn còn có người cười nói ồn ào, vừa nhai cánh gà rán vừa chơi game trên điện thoại. Thậm chí, có người vẫn còn livestream vào giờ này và tất nhiên vẫn có người xem.

Cho dù bạn thức khuya vì lý do gì đi chăng nữa, hậu quả của việc thức khuya này để lại là vô cùng lớn. Có thể nó sẽ không bộc phát ngay tức thì, nhưng sẽ dần bào mòn đi sức khoẻ của bạn một cách từ từ, để rồi đến một giới hạn nào đó, cái đích là chiếc giường trắng trong bệnh viện đang chờ sẵn bạn.

---

Cách đây vài ngày, hàng xóm của tôi vừa mới đi khám bệnh về đột nhiên thức trắng đêm. Sau này tôi mới biết được rằng, hoá ra người đó bị xơ gan giai đoạn gần cuối, mà nguyên nhân của căn bệnh là do thức khuya trong thời gian dài. Bác sĩ dặn rằng, chỉ có thay đổi thói quen, đi ngủ sớm, không được thức khuya nữa thì bệnh tình mới dần thuyên giảm được, nếu cố chấp không thay đổi thì chỉ có nặng thêm.

Vì vậy, sau một đêm thức trắng suy nghĩ, người hàng xóm đã thay đổi thói quen thức khuya của mình. Bình thường lúc nào anh cũng đi ngủ lúc 4,5 giờ sáng, bây giờ 7,8 giờ tối đã thấy tắt điện rồi.

Có một lần nói chuyện với người hàng xóm này, anh chia sẻ: “Tôi cũng biết thức khuya có hại cho sức khoẻ nhưng cứ chủ quan ngày qua ngày. Chỉ đến khi tôi nằm viện vì mới nhận ra sai lầm của bản thân, giờ hối hận cũng đã muộn, chỉ có cách ngừng thức khuya sống được thêm ngày nào hay ngày đó”.

Con người là vậy, họ chỉ biết trân trọng những gì đã mất hoặc bỏ lỡ. Những người thức khuya chỉ nhận ra nó gây hại cho cơ thể như thế nào sau khi bản thân họ bị bệnh.

---

Lúc học đại học, tôi ở ký túc xá, người bạn cùng phòng có bạn trai. Tôi thấy cô ấy đêm nào cũng thức rất khuya để trò chuyện với người yêu, lúc thì cười, lúc thì khóc, lúc thì lo lắng. Dường như mọi cung bậc cảm xúc đều được truyền tải qua những dòng tin nhắn trên điện thoại.

Vì thức khuya nói chuyện với người yêu mà buổi sáng bạn ấy không thức dậy nổi, nhiều lần trốn tiết học, ban ngày thì ngủ ban đêm thì thức, sống khác với loài người.

Một số giáo viên phản ánh tình trạng học hành sa sút của bạn ấy, thậm chí nghỉ học nhiều quá nên không được cho thi. Trước khi có người yêu, bạn ấy học khá tốt, giành được cả học bổng, còn bây giờ thì tình hình ngược lại.

Đổi lại sau tất cả những gì mà bạn ấy làm với người yêu là thành tích học hành sa sút. Trong khi đó, chàng trai ấy sau cùng vẫn tìm cớ này cớ nọ rồi chia tay, rất nhanh sau đó có bạn gái mới.

Con người ta phải biết yêu thương bản thân mình trước thì mới nghĩ tới người khác, có như vậy bản thân mới có giá trị hơn được. Đành rằng yêu vào khiến người ta mê muội, đánh mất lý trí, nhưng nếu không kiểm soát được bản thân thì có thể làm gì được nữa. Bạn yêu người đó, nhưng lại đánh đổi tương lai và ước mơ của mình vì một thứ tình yêu mà bạn cũng chưa chắn là họ có thể mang tới “happy ending”. Vậy thì tình yêu này quá độc hại, nó chỉ khiến bạn đánh mất đi chính mình, để rồi sau này phải hối hận cả đời.

Vậy nên các cô gái chàng trai à, đừng bao giờ cố thức đêm hành hạ bản thân chỉ vì người yêu. Dù họ quan trọng với bạn ở hiện tại đấy, nhưng cũng đừng khiến bản thân của mình ngày càng tệ đi.

---

Có những người nhờ tôi giúp đỡ, vì sĩ diện nên tôi đành đồng ý. Tuy không được trả tiền nhưng tôi cũng gắng sức mà giúp, phần lớn là tôi phải thức khuya làm những việc này.

Mấy hôm trước, có một người đồng nghiệp nhờ tôi tìm giúp anh ta vài bài nghiên cứu. Tôi không thể từ chối nên đã mất rất nhiều công sức để tra cứu. Sau khi nhận tài liệu xong, người này cám ơn tôi, nhưng sau đó tiếp tục nhờ vả nữa thì tôi từ chối thắng vì không còn thời gian rảnh. Sau đó người này tỏ thái độ ghét tôi ra mặt.

Tôi nhận ra, họ chẳng cần biết tôi đã thức đêm mệt mỏi như thế nào, chỉ cần không giúp họ một lần là sẽ thay đổi thái độ ngay.

Vì vậy, tôi nhận ra con người đôi khi cũng phải cần ích kỷ, yêu bản thân mình một chút, đừng giúp đỡ người khác vì thể diện. Khi bạn thức cả đêm để giúp người khác, người khác lại nghĩ rằng bạn nhàn rỗi không có việc gì làm.

---

Cách đây vài ngày, một người bạn nhắn tin cho tôi: “Tớ mệt mỏi quá. Nhiều người bạn cứ thích rủ tớ đi nhậu vào ban đêm, đôi khi tới tận khuya 1,2 giờ sáng mới được về tới nhà. Nếu tới từ chối thì bọn họ sẽ tức giận, cho rằng tớ coi thường họ, không xem họ là bạn bè”.

Nếu là một người bạn thực sự, họ sẽ không ép bạn đi nhậu nếu bạn không thích. Nếu công ty cần bạn đi nhậu thì dù khuya thế nào bạn cũng gắng sức vì đó là tính chất công việc. Nhưng nếu đó là những người bạn rảnh rỗi không có việc gì làm, lúc nào cũng rủ bạn đi chơi, bạn không có việc gì phải nể nang một người như vậy cả.

Nhiều người thích nụ cười của bạn trên bàn nhậu, nhưng không quan tâm đến sự mệt mỏi của bạn vào sáng hôm sau. Kiểu người này chỉ biết chia sẻ niềm vui mà không thấu hiểu được nỗi đau của bạn.

Khi trưởng thành, tôi dần nhận ra rằng, chỉ riêng việc thức khuya cũng nói lên được nhiều điều. Dù thế nào đi chăng nữa, đừng để lý do thức khuya gây hại cho bạn. Chỉ khi bạn yêu bản thân mình, bạn mới có thể biết yêu người khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao khi trưởng thành rồi, bạn vẫn phải vượt qua cơn lười biếng bằng mọi giá

Đừng nghĩ vấn đề lười biếng là chuyện nhỏ, nếu không bạn sẽ phải trả một cái giá cực đắt cho sự trì hoãn của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN