Đút điện thoại vào túi quần, nên đặt màn hình hướng vào trong hay ra ngoài?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Khi cho điện thoại vào túi quần, nên đặt màn hình hướng vào trong hay ra ngoài? Đây là thắc mắc của nhiều người và không phải ai cũng làm đúng.

Đút điện thoại vào túi quần nên đặt màn hình ở phía bên nào?

Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh tương đối mỏng, nếu có va đập trực tiếp rất dễ vỡ hoặc trầy xước. Vì vậy, để bảo vệ màn hình bạn nên quay mặt kính vào trong đùi và để ốp lưng quay ra ngoài, điều này có thể đóng vai trò bảo vệ cho điện thoại của bạn.

Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng, điện thoại dễ bị nóng lên, nếu lúc này màn hình hướng ra ngoài, phần pin ở phía sau sẽ áp sát vào quần, điều này không có lợi cho việc tản nhiệt, dễ gây ra tình trạng nóng máy và làm giảm hiệu năng. 

Màn hình điện thoại thường mỏng manh và dễ bị trầy xước, nứt vỡ khi va đập. Việc đặt màn hình hướng vào trong sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm trực tiếp với các vật dụng khác trong túi, đồng thời bảo vệ màn hình khỏi những tác động bên ngoài. Ảnh minh họa

Màn hình điện thoại thường mỏng manh và dễ bị trầy xước, nứt vỡ khi va đập. Việc đặt màn hình hướng vào trong sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm trực tiếp với các vật dụng khác trong túi, đồng thời bảo vệ màn hình khỏi những tác động bên ngoài. Ảnh minh họa

Hơn thế, theo thói quen khi sử dụng điện thoại di động, tay của chúng ta luôn bám vào phần lưng điện thoại, nếu màn hình hướng vào trong phần đùi thì chỉ cần cầm vào lưng máy là có thể sử dụng. Còn nếu màn hình hướng ra ngoài thì khi cầm lên bạn phải mất thêm một công đoạn là lật màn hình.

Với tất cả những lý do trên, việc để màn hình điện thoại hướng vào trong khi đút vào túi quần là phương án hợp lý nhất, tiện lợi nhất.

Lưu ý: Để bảo vệ điện thoại một cách tốt hơn, bạn nên chú ý nên đặt đầu sạc của máy hướng lên trên khi cho vào túi quần. Vì nếu để đầu sạc hướng xuống, có thể bụi bẩn trong túi quần sẽ làm ảnh hưởng đến loa và cổng sạc bên trong khiến điện thoại kêu nhỏ, ảnh hưởng đến quá trình sạc pin của điện thoại sau này.

Ngoài ra, thường khi ra ngoài, chúng ta không chỉ mang theo điện thoại di động mà còn cả chìa khóa. Khi bỏ điện thoại di động vào túi, chúng ta phải tránh để nó cùng với chìa khóa. Chìa khóa rất cứng, sẽ dễ ma sát với điện thoại làm xước màn hình.

Gợi ý những vị trí an toàn để cất điện thoại

Túi xách hoặc ba lô: Đây là vị trí phổ biến và an toàn nhất để cất điện thoại. Túi xách hoặc ba lô thường có lớp đệm và được bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, giúp bảo vệ điện thoại khỏi trầy xước, nứt vỡ.

Bao da điện thoại: Bao da điện thoại giúp bảo vệ điện thoại khỏi trầy xước, bụi bẩn và va đập nhẹ. Nên chọn bao da có chất liệu tốt và vừa vặn với điện thoại.

Khay đựng điện thoại trên xe hơi: Nếu bạn thường xuyên lái xe, hãy sử dụng khay đựng điện thoại trên xe hơi để giữ điện thoại an toàn và dễ dàng truy cập.

Giá đỡ điện thoại: Giá đỡ điện thoại giúp bạn dễ dàng sử dụng điện thoại khi đang làm việc hoặc giải trí. Nên chọn giá đỡ điện thoại có độ bám tốt và có thể điều chỉnh được vị trí.

Những vị trí không nên cất điện thoại

Để điện thoại ở túi sau dễ làm rơi hoặc vỡ màn hình. Ảnh minh họa

Để điện thoại ở túi sau dễ làm rơi hoặc vỡ màn hình. Ảnh minh họa

Túi quần: Túi quần là vị trí nguy hiểm nhất để cất điện thoại vì dễ bị va đập, trầy xước hoặc thậm chí bị rơi rớt.

Túi sau: Việc ngồi lên điện thoại khi nó được đặt ở túi sau có thể làm hỏng điện thoại.

Gần nguồn nhiệt: Không nên cất điện thoại gần nguồn nhiệt như lò sưởi, bếp lửa hoặc dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp vì nhiệt độ cao có thể làm hỏng pin và các bộ phận khác của điện thoại.

Phòng tắm: Môi trường ẩm ướt trong phòng tắm có thể làm hỏng điện thoại, đặc biệt nếu điện thoại không có khả năng chống nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Khi thuê phòng khách sạn, bạn nên lưu ý khi sử dụng một số đồ vật để đảm bảo không gặp rắc rối về sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dung (t/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN