Có nên đi làm khi đang học đại học không?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Việc đi làm thêm khi còn đang học đại học giúp sinh viên trang trải các chi phí cá nhân, kiếm thêm thu nhập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc quý giá. Nghiên cứu gần đây cho thấy những bạn trẻ đi làm sớm sau này sẽ có thu nhập cao hơn.

Sinh viên cần biết cách sắp xếp và cân bằng giữa việc học và việc làm. (Ảnh minh họa)

Sinh viên cần biết cách sắp xếp và cân bằng giữa việc học và việc làm. (Ảnh minh họa)

Daniel Douglas - đồng tác giả bài báo của Trung tâm Nghiên cứu Việc làm và Giáo dục Rutgers năm 2019 đồng thời là trợ lý giáo sư thỉnh giảng về nghiên cứu giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội tại Cao đẳng Trinity ở Connecticut đã nói: “Khi đi học bạn càng đi làm thêm sớm bao nhiêu thì sau khi tốt nghiệp bạn càng kiếm được nhiều bấy nhiêu”.

Douglas giải thích cho câu nói trên như sau: "Nếu bạn đi làm thêm trong thời gian học đại học thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang thu nhận được những kỹ năng mà có thể sẽ được các nhà tuyển dụng trong tương lai đánh giá cao, như là: có mặt đúng giờ, theo sát chỉ dẫn của người hướng dẫn và chăm chỉ với nhiệm vụ được giao".

Thêm vào đó, ông nói: "Những người biết cách cân bằng giữa việc đi làm và đi học có thể có thu nhập cao hơn vì họ có sơ yếu lí lịch đẹp hơn, tiềm năng hơn và mạng lưới quan hệ rộng lớn hơn".

Theo Trung tâm Giáo dục và Lực lượng Lao động của Đại học Georgetown, gần 70% sinh viên đại học đi làm thêm khi đang theo học. Một số trường cao đẳng, chẳng hạn như Cao đẳng Williams ở Massachusetts, thậm chí còn mong sinh viên sẽ đi làm thêm khi còn đi học. Theo trang web của trường, họ kỳ vọng thu nhập trong thời gian nghỉ hè của sinh viên là 1.500 đô la và kỳ vọng thu nhập từ công việc trong khuôn viên trường là 2.700 đô la.

Ashley Bianchi, giám đốc hỗ trợ tài chính tại Williams cho biết: “Chúng tôi coi những việc làm trong khuôn viên trường là cơ hội cho sinh viên đạt được kỳ vọng thu nhập. Những cơ hội này bao gồm làm việc tại thư viện, làm trợ giảng, hỗ trợ tuyển sinh,... Làm việc trong khuôn viên trường là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên hiểu thêm về trường và cách trường hoạt động. Mỗi trường đại học đều điều hành một lĩnh vực nhỏ trong phạm vi của mình, vì vậy sở thích của sinh viên có thể được đáp ứng theo nhiều cách khác nhau".

Những sinh viên có ý định kiếm thêm thu nhập cũng phải cân nhắc hạn chế của việc làm thêm khi đăng ký song song với những khoá học toàn thời gian ở trường và xem xét cơ hội việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay do đại dịch Covid-19 gây ra. Mức lương cho các vị trí mà sinh viên thường nắm giữ hiếm khi đủ để trả các chi phí ở đại học, mà việc làm thêm quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.

Shannon Vasconcelos, giám đốc tài chính đại học tại Bright Horizons College Coach chia sẻ: "Đối với sinh viên trung bình, thật tuyệt vời khi họ giữ lại một công việc bán thời gian, làm việc với thời lượng vừa phải, khoảng 15 hoặc có thể là 20 giờ một tuần. Đừng cấm cản vì đôi khi họ lại là những sinh viên có biểu hiện tốt nhất ở trường”.

Các chuyên gia cho biết việc tuyển dụng trong khuôn viên trường có thể giúp sinh viên tìm được sự cân bằng giữa việc đi học và đi làm.

Những sinh viên làm thêm trong thời gian học đại học cũng phải xem xét bất kỳ ảnh hưởng nào có thể tác động đến điều kiện hỗ trợ tài chính của mình, tùy thuộc vào thu nhập của sinh viên mà nó có thể được giảm bớt.

Vasconcelos nói rằng sinh viên thực sự có thể phải trả giá để có việc làm: “Thu nhập của sinh viên vượt quá khoản trợ cấp 7.000 đô la sẽ được xem xét theo tỷ lệ đánh giá 50%, có nghĩa là từ 7.000 đô la trở đi, mỗi đô la bạn kiếm được sẽ khiến bạn mất 50 xu để đủ điều kiện hỗ trợ tài chính".

Cuối cùng, lựa chọn làm thêm trong khi theo học đại học là tuỳ thuộc vào mỗi người, sinh viên cần biết cách sắp xếp và cân bằng giữa việc học và việc làm.

Douglas nói: “Đây không phải là sự đánh đổi giữa việc có nên đi làm hay không và có nên học hết đại học hay không. Đi làm trong thời gian học đại học có thể đem đến cho ta nguồn thu nhập nhưng việc hoàn thành bằng cấp cũng vậy".

Nguồn: [Link nguồn]

Lên thành phố học Đại học: Sinh viên khổ sở khi ở nhà người thân

Những nỗi bất tiện khi ở cùng người quen khiến nhiều sinh viên than trời: “Đi không được, ở cũng không xong”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Trà - Usnews ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN