Từ vụ nữ sinh trộm váy 160k ở Thanh Hóa, chuyên gia chỉ cách trò chuyện với con để phòng ngừa tư tưởng “ăn trộm” từ bé

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Sự việc nữ sinh trộm váy 160K ở Thanh Hóa bị chủ shop bạo hành không phải lần đầu xảy ra vụ việc trẻ bị bạo lực, làm nhục giữa chốn đông người vì phạt tội ăn trộm. Sự việc này thêm một lần nữa đặt ra bài học với các gia đình cần biết cách ứng xử, trò chuyện với con để phòng ngừa tư tưởng “ăn trộm” từ bé.

Ảnh cắt từ clip

Ảnh cắt từ clip

Ứng xử thế nào khi trẻ ăn trộm?

Sự việc của nữ sinh ăn trộm chiếc váy 160k ở shop Mai Hường (Thanh Hóa) những ngày này vẫn thu hút sự chú ý của dư luận. Cách hành xử của gia đình chủ shop quần áo ở Thanh Hóa với nữ sinh ấy sau khi phát hiện ra lấy đồ là không thể tha thứ. Thế nhưng, hành vi của cô bé cũng không thể được "bênh vực".

Đây không phải lần đầu xảy ra vụ việc trẻ em bị bạo lực, làm nhục giữa chốn đông người vì phạt tội trẻ ăn trộm. Hình ảnh một bé gái ở Bố Trạch, Quảng Bình bị người thân trói đằng sau xe tải với tấm biển "phạt trộm" rêu ngoài đường đã từng khiến dư luận xôn xao… Trong cuộc sống, nhiều trẻ hay có thói quen "tắt mắt" và bị chính bố mẹ dùng đòn roi, bạo lực dạy dỗ.

Trao đổi với PV, chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực tại Thư Viện Lưu Trú thuộc Hội Bảo vệ Quyền Trẻ Em Việt Nam cho rằng, xử lý hành vi xấu là khiến hành vi xấu dừng lại và biến hành vi xấu trở thành bài học để người đã từng có hành vi xấu nhận ra nó xấu từ cảm nhận bên trong, từ đó làm tiền đề cho những suy nghĩ hành vi đẹp.

Đối với trẻ chưa thành niên, để trẻ không phạm vào những hành vi xấu, hoặc để trẻ biết cách hành xử đúng đắn với những người dùng hành vi xấu ảnh hưởng tới trẻ thì chúng ta có một cách thức dễ làm đó là trò chuyện với trẻ. Tuy nhiên, cách trò chuyện đôi khi còn quan trọng hơn nội dung trò chuyện. Nếu người lớn chỉ biết phán xét, lên án, dọa dẫm thì con trẻ của chúng ta cũng có cách hành xử như vậy với người có hành vi sai.

Cách trò chuyện với con để phòng tư tưởng "ăn trộm" từ bé

Ngay từ xa xưa các cụ đã có câu "Đói cho sạch, rách cho thơm". Và ngay từ khi học cấp 1, các em nhỏ cũng đã được các cô giáo nhiều lần dạy bài học này. Chính các bậc cha mẹ cũng cần phải có hành động để phòng tư tưởng "ăn trộm" từ bé cho các con.

Chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần biết cách trò chuyện với con trẻ để phòng ngừa hành vi xấu, cụ thể là hành vi ăn trộm. Khi trò chuyện với con về những câu chuyện có thể hiện hành vi của những người ăn cắp, câu chuyện đó nên thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực tới những người có hành vi này. Tuy nhiên phải rất chú trọng đến cách thức đề cập và đưa quan điểm: Tuyệt đối không miệt thị lên án hành vi ăn cắp, mà tập trung vào cái sự mất mát, tổn hại của người bị mất cắp, tập trung vào những sự ưu phiền, buồn bã, của người trong gia đình người thân thiết của trẻ như thầy cô và bạn bè. Khai thác vấn đề tình cảm bị mất mát do sự xa cách.

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương cho rằng trò chuyện với con để phòng tư tưởng "ăn trộm" từ bé là rất quan trọng. Ảnh TT

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương cho rằng trò chuyện với con để phòng tư tưởng "ăn trộm" từ bé là rất quan trọng. Ảnh TT

Chúng ta cũng nói tới việc Pháp luật ứng xử với người có hành vi ăn cắp. Điều đó có nghĩa là tập trung giúp con trẻ cảm nhận sự mất mát về vấn đề tình cảm là chính. Bởi dù trong độ tuổi nào, thứ quý nhất với trẻ chính là sợ bị những người mình thương yêu xa cách, và con trẻ thường muốn có thành tích tốt đẹp để được ghi nhận, chứ không muốn mình làm những người xung quanh ưu phiền.

Bất kỳ một sự việc xấu nào đều có nhiều nguyên nhân, đặc biệt những hành vi xấu của người chưa thành niên thì ảnh hưởng rất lớn từ môi trường nói chung và hai môi trường đặc biệt quan trọng nói riêng là giáo dục gia đình và nhóm bạn. Vậy nên lưu ý với các bậc phụ huynh, ngay khi chúng ta chuẩn bị hành trình làm cha mẹ, chính chúng ta phải dũng cảm từ bỏ những hành vi xấu của mình nếu không muốn con mình mắc phải. Cùng với đó chú ý quan sát ảnh hưởng từ con tới nhóm bạn và ngược lại và có sự can thiệp phù hợp.

Ngoài ra trong giáo dục gia đình và trường học chúng ta chú ý lồng ghép tạo dựng hệ giá trị riêng, có thể thông qua những buổi xem phim cộng đồng, những giải thưởng hoặc mời những người mà trẻ ngưỡng mộ trò chuyện cùng trẻ. Từ đó, trẻ xây dựng nên được hệ phẩm giá riêng mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Nổi cáu vì dạy con học mãi không xong, người cha quát con đến trật khớp hàm, phải cấp cứu

Một người cha ở Trung Quốc khi dạy con gái học ở nhà đã rất bực vì dạy mãi mà con vẫn không hiểu. Khi tức giận không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thuận ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN