Chàng sinh viên 2K với thiết kế đèn học đa năng

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Chàng sinh viên Trần Đại Ý (sinh năm 2000) đã có ý tưởng “Thiết kế đèn học đa năng phục vụ học tập và đời sống”.

Trần Đại Ý

Trần Đại Ý

Đam mê kỹ thuật công nghệ

Ngay từ bé, Trần Đại Ý đã thích mày mò, tìm hiểu về kỹ thuật công nghệ. Niềm đàm mê của cậu lớn dần theo thời gian. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Ý đầu quân vào trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

Chàng trai chia sẻ: “Theo xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay, mảng công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta và trên thế giới nên mình chọn lĩnh vực này để học hỏi, phát triển bản thân, thỏa sức theo đuổi đam mê”.

Trong khoảng thời gian trên ghế giảng đường, chàng trai tích cực nghiên cứu, sáng tạo, tự tạo cho mình những sản phẩm kỹ thuật công nghệ ứng dụng trong học tập cũng như cuộc sống. Cùng với nhóm bạn, Trần Đại Ý đã tham gia cuộc thi “Công nghệ trí tuệ Canon Chie-Tech” năm 2020. Đây là một sân chơi hấp dẫn về công nghệ ứng dụng dành cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, học viện trên khắp miền Bắc và giành giải Nhì.

Mô hình “Thiết kế đèn học đa năng phục vụ học tập và đời sống” của chàng sinh viên 2K

Mô hình “Thiết kế đèn học đa năng phục vụ học tập và đời sống” của chàng sinh viên 2K

Cùng với việc học tập trên lớp, chàng trai 2K còn tích cực hoạt động Đoàn - Hội, các cuộc thi về kỹ thuật công nghệ… Cậu vinh dự được nhận danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Sự năng động, niềm đam mê nghiên cứu luôn thôi thúc Ý phải sáng tạo ra những sản phẩm cụ thể ghi dấu ngay khi còn trên ghế nhà trường, để góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Chàng sinh viên nhận thấy, số lượng học sinh, sinh viên bị cận thị ngày càng có xu hướng tăng. Nguyên nhân của cận thị học đường phần lớn do không đủ ánh sáng để học tập, hoặc sử dụng một số đèn học quá sáng so với tiêu chuẩn.

Nhiều bạn trẻ không bật đèn học trong quá trình học tập. Ánh đèn thông thường trong phòng sẽ không đủ để đảm bảo an toàn cho mắt khi đọc sách, học bài, dẫn đến các tật khúc xạ, cận thị.

Trần Đại Ý được nhận danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác (Ảnh tư liệu)

Trần Đại Ý được nhận danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác (Ảnh tư liệu)

Để giúp các bạn trẻ giữ được đôi mắt khỏe, cậu có dự án “Thiết kế đèn học đa năng phục vụ học tập đời sống”, với mong muốn khắc phục vấn đề ánh sáng trong phòng hoặc khoảng không gian đủ để học tập, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các bạn học sinh, sinh viên ở nhà học trực tuyến.

Ý tưởng thiết thực

“Sản phẩm đèn được thiết kế gồm 3 phần. Trong đó, phần một là mái vòm chứa hệ thống đèn Led, ánh sáng rộng, đủ điều kiện ánh sáng cho mắt, phần này có thể điều chỉnh độ cao xoay hướng rọi sáng nhờ khớp nối.

Phần hai là thân chứa quạt mini với hệ thống điều hòa lượng gió, nhờ khe gió điều chỉnh theo hướng thích hợp, hệ thống đèn ngủ cảm ứng ánh sáng.

Phần 3 là thân bụng dưới chứa hệ hai đèn pin chiếu rọi ra xa, hệ mạch sạc pin dự trữ 5V có màn hình báo lượng pin còn lại, phần khớp chân vững chãi để phù hợp với mọi địa hình”, Trần Đại Ý cho biết.

Trần Đại Ý cùng các bạn được giải Nhì cuộc thi Công nghệ trí tuệ Canon Chie-Tech (Ảnh tư liệu)

Trần Đại Ý cùng các bạn được giải Nhì cuộc thi Công nghệ trí tuệ Canon Chie-Tech (Ảnh tư liệu)

Mạch sạc dự phòng của đèn cung cấp cho cả mạch, có khả năng sạc và xả với hiệu quả tối đa, pin bền không chai sạn. Trên mạch có màn hình LCD thông báo lượng pin còn lại, đèn báo điện có thể sáng rọi.

Mạch có khả năng chỉnh lưu biến đổi nguồn từ xoay chiều về một chiều dạng tích trữ. Dòng điện đi ra là nguồn 5V đạt hiệu số tối đa, có công tắc bật nguồn khi đóng mở cần thiết.

Ý và các bạn sáng tạo sản phẩm kỹ thuật công nghệ (Ảnh tư liệu)

Ý và các bạn sáng tạo sản phẩm kỹ thuật công nghệ (Ảnh tư liệu)

Mạch cảm ứng đèn có thể bật tắt nhờ ánh sáng. Khi trời tối và không có ánh sáng chiếu vào quang trở mạch sẽ đóng lại, bóng đèn sáng, khi chiếu ánh sáng trực tiếp vào quang trở mạch sẽ ngắt điện làm bóng đèn tắt.

Mạch đèn học sử dụng 20 đèn Led được mắc đấu với nhau tạo độ sáng đảm bảo cho mắt người, mạch điện được nối trực tiếp với nguồn điện một chiều và được bật tắt nhờ công tắc. Phần mái chứa đèn có khả năng thay đổi vị trí, độ cao phù hợp với người sử dụng…

Trần Đại Ý bày tỏ: “Sản phẩm này rất khả thi, thiết kế theo nguyên lý mới, giá thành thấp, lại có tính sáng tạo, tiết kiệm năng lượng tối ưu. Vì vậy, mình mang ý tưởng “Thiết kế đèn học đa năng phục vụ học tập đời sống” đến với chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2021, với mong muốn lan toả rộng hơn và có thể được tài trợ để sản xuất rộng rãi, phục vụ người tiêu dùng, nhất là các bạn học sinh, sinh viên”.

Nguồn: [Link nguồn]

Nam Định: 2 nữ sinh lớp 12 sáng chế máy cấy không động cơ độc đáo

Sau một thời gian dài ấp ủ và được sự hỗ trợ của người thầy của mình, cuối cùng 2 nữ sinh lớp 12 trường THPT Giao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Dung ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN