Câu chuyện xúc động phía sau hành động hiến tóc của cô gái trẻ

Sự kiện: Giới trẻ 2024

“Hành trình nuôi tóc - cho đi và dưỡng lại” là câu chuyện của cô gái trẻ có nickname Trâm Đào chia sẻ về hành trình nuôi lại mái tóc dài sau gần 2 năm cắt tóc hiến tặng bệnh nhân ung thư.

Trâm Đào nuôi tóc dài để hiến tặng bệnh nhân ung thư.

Trâm Đào nuôi tóc dài để hiến tặng bệnh nhân ung thư.

Cô gái trẻ có tên Đào Nguyễn Bích Trâm (1993, TP.HCM) hay còn gọi là Trâm Đào chia sẻ hành động hiến tóc xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân. Do có mẹ cũng là một bệnh nhân ung thư nên cô hiểu được sự mất mát, đau đớn về cả thể chất và tinh thần mà những người bệnh phải chịu đựng.

Mẹ mình vốn là người phụ nữ nội trợ, suốt hơn mấy chục năm chỉ chăm lo nhà cửa gia đình, lại sống tình cảm, mong manh, dễ suy nghĩ nên khi phát hiện bệnh, mẹ gần như suy sụp, rơi vào trạng thái lơ lửng, tuyệt vọng gần như là muốn từ bỏ hết tất cả.

Mẹ bắt đầu phải trải qua những cơn đau mà căn bệnh gây ra, hàng ngày đối mặt với các cuộc kiểm tra trên cơ thể cùng tiếp nhận xạ trị, hoá trị. Cơ thể bà suy kiệt, có những lúc không ăn uống được, những giấc ngủ cũng thưa dần do những cơn đau kéo đến dồn dập.

Giai đoạn bắt đầu rụng tóc, dù đã biết trước chuyện đó sẽ xảy ra, chuẩn bị tinh thần và sẵn tóc giả cho mẹ nhưng thực tế đến, mẹ vẫn bị sốc. Nhìn tóc rơi xuống vừa đau đớn, vừa suy sụp mẹ khóc thật nhiều. Trong quãng thời gian đồng hành điều trị cùng mẹ, mình cũng được gặp rất nhiều bệnh nhân khác gần như không ăn uống được gì mà phải nhờ đến bác sĩ truyền dịch để duy trì sự sống, cũng có những bệnh nhân không chịu nổi mà dừng lại”, Trâm Đào kể lại.

Nỗi đau về căn bệnh ung thư gây ra thật sự rất lớn. Để có thể theo hết quá trình điều trị, bản thân mỗi bệnh nhân cần phải có sức khỏe, đặc biệt là tinh thần phải lạc quan, tích cực mới có thể chiến đấu với bệnh tật.

Theo Trâm Đào, việc phải cạo đi mái tóc là một mất mát, nỗi đau rất lớn đối với một bệnh nhân ung thư. Hàng ngày phải đối diện với chính bản thân mình trước gương, đặc biệt đối với những bệnh nhân nữ mái tóc chính là giá trị tinh thần giúp bệnh nhân lạc quan vượt qua mặc cảm đang bị bệnh, đang điều trị, cảm thấy họ cũng giống như những người bình thường.

Đầu tiên, Trâm Đào định cắt đi mái tóc dài mình nuôi dưỡng suốt thời gian qua để làm bộ tóc giả cho mẹ đội. Tuy nhiên, mẹ kiên quyết không chịu và muốn mua tóc giả để đội nên cô cũng tôn trọng quyết định của mẹ.

Trong suốt quãng thời gian đó cô cũng hiểu một phần nào đó cảm giác mặc cảm của nữ bệnh nhân ung thư khi phải cạo trọc. Với mong muốn đóng góp một chút gì đó ý nghĩa Trâm Đào đã quyết định cắt đi mái tóc tự nhiên để làm tóc giả hiến tặng các bệnh nhân ung thư khác.

Thời điểm cắt tóc hiến tặng, Trâm Đào cũng không nghĩ nhiều chỉ đơn giản là mình hiểu được nỗi đau và muốn cho đi. Tuy cô không thể giúp gì nhiều nhưng một mái tóc, một hành động nhỏ cũng hi vọng sẽ gửi đến những bệnh nhân ung thư những suy nghĩ tự tin hơn, mạnh mẽ hơn để có thể tiếp tục trong quá trình điều trị bệnh phía trước.

"Dưỡng lại tóc đối với mình thật sự không quá khó nhưng cũng không dễ nhưng đủ kiên nhẫn chăm sóc thì tóc ngắn rồi sẽ lại dài", Trâm Đào chia sẻ. Tính đến hiện tại, tóc cô bạn đã dài gần như xưa. 

Trâm Đào rất muốn chia sẻ để lan toả câu chuyện của mình đến các bạn trẻ, cô cảm thấy rất tuyệt vời khi các bạn trẻ sẵn sàng hiến tóc của bản thân cho các bệnh nhân ung thư. Đối với cô gái “cho đi chính là nhận lại”. Việc nuôi tóc dài thật sự không dễ nhưng để làm một việc ý nghĩ sẽ làm cho bản thân có giá trị hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Hành trình đăng ký hiến tạng của một Gen Z: Khó khăn nhất là thuyết phục gia đình thấu hiểu, đồng ý

Đối với một Gen Z, để đi tới quyết định đăng ký hiến tạng không phải là một phút giây bồng bột, mà là cả một quá trình dài đấu tranh tâm lý, tìm hiểu kỹ lưỡng, kèm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Phương Anh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN