Bố gọi điện xin tiền tiêu Tết, bao ký ức đau thương ùa về trong tôi

Sự kiện: Những tâm sự hay

Phải chăng những gì mà bố tôi gánh chịu bây giờ chính là hậu quả cho những gì ông đã gây ra cho 2 mẹ con tôi.

Hôm vừa rồi, tôi nhận được cuộc gọi của bố, giọng ông có chút thận trọng: "Con gái, con có thể gửi cho bố 5 triệu không? Tết sắp đến rồi, bố cần mua một ít thịt heo và đồ ăn. Đừng lo, bố hứa 2 ngày nữa có tiền sẽ trả lại cho con ngay".

Tôi cảm thấy rất khó chịu khi nghe những lời này của bố. Thấy tôi im lặng, ông nói tiếp: "Nếu con đang khó khăn thì thôi con, không sao đâu". Chỉ vài câu nói của bố khiến tôi buồn bã vô cùng.

Cuộc gọi của bố khiến bao ký ức đau buồn quay trở về. (Ảnh minh hoạ)

Cuộc gọi của bố khiến bao ký ức đau buồn quay trở về. (Ảnh minh hoạ)

Trong ký ức của tôi, bố là một người rất bạo lực, là con trai duy nhất trong gia đình nên từ nhỏ ông muốn gì được nấy. Sau khi kết hôn với mẹ tôi, tính cách của ông chẳng hề thay đổi. Ông chẳng bao giờ quan tâm tới gia đình, khi tâm trạng không tốt liền đưa mẹ ra trút giận.

Mẹ tôi sức khỏe kém, tính cách yếu đuối, bà luôn âm thầm chịu đựng sự tra tấn của chồng. Sau khi mẹ sinh tôi, bà nội càng đay nghiến mẹ nhiều hơn vì "đã sinh ra đứa con gái vô dụng". Lần đầu tiên mẹ cãi nhau với mẹ chồng vì tôi.

Khi sinh tôi, bác sĩ cho biết cơ thể mẹ không thể sinh thêm con. Bà nội trợn mắt, thường xuyên thúc giục bố ly hôn mẹ càng sớm càng tốt. Bố tôi lúc nào cũng nghe lời bà nội, rồi bắt đầu hờ hững, vô tâm với 2 mẹ con tôi.

Khi tôi được 2 tuổi, bố mẹ ly hôn. Có lẽ đó là sự giải thoát cho mẹ. Dù không thích con gái nhưng vì lúc đó tài chính của bố khá hơn mẹ, tòa phán ông phải nuôi tôi. Nửa năm sau, bố tái hôn, tôi có mẹ kế. 

Mẹ kế nhanh chóng sinh được con trai, cả nhà mừng rỡ vô cùng. Thái độ của bố đối với tôi càng thêm thậm tệ. Tôi giống như cái gai trong mắt mọi người trong gia đình. Ngoài học phí, tôi chẳng nhận được một xu nào từ bố. Mẹ thường xuyên tới trường thăm tôi, cho tôi ít tiền tiêu vặt.

Bố tôi nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những điều này, chỉ cần hằng tháng mẹ tôi gửi ít tiền cấp dưỡng, còn lại ông chẳng quan tâm gì tới tôi cả. Khi tới tuổi trung niên, tính cách của bố tôi càng kinh khủng hơn. Ông làm việc rất cực khổ để con trai được vào học một trường tư đắt tiền.

Em trai tôi nhìn thấy những đứa trẻ nhà giàu luôn so sánh hoàn cảnh với bọn chúng. Lúc nào nó cũng vòi vĩnh bố xin tiền mua cái này, cái nọ. Có đứa con trai độc nhất, bố tôi luôn chiều chuộng mọi yêu cầu của nó.

Ngược lại, tôi chưa bao giờ dám xin tiền bố. Sự tương phản này đã xuất hiện vô số lần từ khi còn nhỏ nên tôi cũng chẳng có cảm giác buồn bã. Sau này, em trai đòi hỏi quá mức khiến bố tôi dần không còn khả năng cho nữa.

Vào ngày tôi thi đại học, trường em trai được nghỉ. Em ấy đi quanh nhà, xin bố mua chiếc điện thoại đời mới nhất. Thấy bố không đồng ý, em trai cãi nhau với bố rồi bỏ nhà đi trong đêm.

Ông lo lắng gọi điện cho tôi nói: "Con có thấy em trai không? Mau ra ngoài tìm em trai với bố". Tôi đang ở nhà mẹ để chuẩn bị cho kỳ thi, đương nhiên không thèm để ý tới những gì bố nói. Khi thi xong, cả nhà rơi vào cảnh hỗn loạn.

Sau khi em trai bỏ nhà đi, nó nhanh chóng tiêu hết số tiền mang theo, còn bị bắt vì tội cướp tài sản. Lúc bố và mẹ kế tới đồn cảnh sát, em trai còn làm náo loạn tại đây.

Kể từ đó, tính cách của bố tôi thay đổi hoàn toàn, ông suy sụp rất nhiều. Con trai hư hỏng, gia đình gánh một món nợ khổng lồ. Sau khi em trai vào tù, bố còn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân. Tôi rất ít khi liên lạc với bố, tiền học đại học của tôi hoàn toàn do mẹ trả.

Cuộc điện thoại sáng nay của bố khiến bao kỷ niệm ùa về trong tôi. Dù trong thâm tâm, tôi luôn coi thường bố mình nhưng dù sao tôi vẫn là con gái của ông. Nghĩ cảnh ông vất vả làm lụng, không có tiền tiêu Tết, tôi đã chuyển cho ông 3 triệu đồng.

Tôi luôn tự hỏi tại sao cuộc đời của bố lại bi thảm như vậy? Phải chẳng do ông bà đã chiều chuộng bố tôi quá mức khiến ông trở nên kiêu ngạo. Và ông đã lặp lại điều đó lên con trai mình, gián tiếp khiến em trai tôi trở nên hư hỏng, bất hiếu.

Nguồn: [Link nguồn]

Cũng vì chuyện này, suốt mấy ngày liền, bố chồng “mặt nặng mày nhẹ” rồi giận cá chém thớt khiến mọi người trong nhà vô cùng khó chịu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Những tâm sự hay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN