13 mẹo giúp bạn thăng hạng thành ứng viên nhà tuyển dụng nào cũng muốn có

Để có được công việc mơ ước, sẽ tốt hơn khi bạn khiến nhà tuyển dụng thiện cảm với mình. Điều đó không chỉ phụ thuộc những gì bạn sẽ nói với họ mà cả cách bạn sẽ làm điều đó.

Theo các chuyên gia, 90% các cuộc trò chuyện sẽ bị rơi vào quên lãng sau 48 giờ và tất cả những gì để lại trong bạn là ấn tượng về người diện. Để có được công việc mơ ước, sẽ tốt hơn khi bạn khiến nhà tuyển dụng thiện cảm với mình. Điều đó không chỉ phụ thuộc những gì bạn sẽ nói với họ mà cả cách bạn sẽ làm điều đó.

1. Tạo tư thế của người chiến thắng

13 mẹo giúp bạn thăng hạng thành ứng viên nhà tuyển dụng nào cũng muốn có - 1

Nghiên cứu tâm lý cho thấy chúng ta có thể khiến mình trông tự tin hơn trong các tình huống căng thẳng. Tất cả những gì bạn cần làm là tập cho mình một tư thế toát lên sự quyền lực.

Trước khi phỏng vấn, bạn nên thẳng vai, thả lỏng lưng, nâng cằm lên hoặc đơn giản là dựa lưng vào ghế. Hãy đứng hoặc ngồi trong tư thế của một người chiến thắng. Đây là mẹo nhỏ song rất hữu ích đối với không chỉ trường hợp đi phỏng vấn.

2. Trang điểm phù hợp

13 mẹo giúp bạn thăng hạng thành ứng viên nhà tuyển dụng nào cũng muốn có - 2

Trang điểm một cách tự nhiên sẽ giúp bạn dễ tạo thiện cảm hơn là bôi một lớp dày các loại mỹ phẩm lên mặt. Đừng dán mi giả và nhớ sử dụng mascara không thấm nước, chọn chì kẻ mắt mềm thay vì kẻ mắt nước sắc nét. Bạn cũng có thể dùng son đỏ song chỉ trong trường hợp bạn tự tin với đôi môi hoàn hảo của mình và muốn đó là điểm nhấn duy nhất của bạn. Sự lựa chọn an toàn hơn là dùng son dưỡng không màu hoặc có màu nhẹ nhàng.

3. Suy nghĩ trước về lựa chọn trang phục

13 mẹo giúp bạn thăng hạng thành ứng viên nhà tuyển dụng nào cũng muốn có - 3

Bạn không cần thiết phải giới hạn mình với những bộ trang phục màu tối. Bạn có thể lựa chọn màu kaki kết hợp với áo sơ mi trắng hay áo măng tô, áo blazer… Bạn cũng có thể kết hợp màu sắc và cả hoa văn và họa tiết. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

4. Chọn phụ kiện để thêm tự tin

Một chiếc túi, đôi giày hay đồ trang sức sẽ hoàn thiện hình ảnh của bạn và giúp bạn trông tự tin, chuyên nghiệp hơn. Khi chọn phụ kiện, bạn hãy đảm bảo tuân theo nguyên tắc “càng đơn giản càng tốt”. Các chị em nên tránh đeo hoa tai to hoặc nhiều vòng tay, nam giới chỉ nên đeo đồng hồ và nhẫn cưới. Phụ nữ nên chọn giày dáng cơ bản và kín mũi; đàn ông tốt hơn là không nên đeo gì ngoài đồng hồ đeo tay và nhẫn cưới. Bạn cũng không nên chọn kiểu tóc và sơn móng tay quá cầu kỳ, nổi bật. Tất nhiên, bạn cũng cần xem xét sao cho phù hợp với lĩnh vực ngành nghề của mình.

5. Đảm bảo rằng bạn biết tên của mọi người trong cuộc phỏng vấn

Khi bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc, bên cạnh các thông tin về công ty, hãy nhớ tìm hiểu cả tên của nhà tuyển dụng. Nếu bạn không chắc mình có biết tên chính xác của họ hay không, hãy chú ý lắng nghe vì giám đốc nhân sự sẽ giới thiệu về họ trước khi bắt đầu trò chuyện. Khi bạn gọi tên một người, giữa hai bạn sẽ có sự liên kết nhất định và giúp bạn tăng cơ hội nhận được việc làm.

6. Kể về thành tích của bạn một cách rõ ràng

Đó nên là một câu chuyện càng rõ ràng càng tốt. Hãy nhớ lại những thành tích của bạn và nói cho nhà tuyển dụng nghe, đảm bảo có đủ tình hình bấy giờ, nhiệm vụ đặt ra, hành động và kết quả. Các nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn tạo ra cốt truyện dễ hiểu cho người nghe.

Khi nói về đóng góp của cá nhân trong việc giải quyết vấn đề, đừng phóng đại và cũng đừng quá khiêm tốn. Nếu có thể, hãy nói về kết quả công việc của bạn bằng các con số cụ thể như doanh số đã tăng lên bao nhiêu phần trăm…

7. Nhìn nhận điểm yếu bằng sự tích cực

Hãy sẵn sàng trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng về điểm yếu của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết việc cải thiện điểm yếu của mình thậm chí còn quan trọng cả danh sách thành tích của bạn. Một giám đốc nhân sự sẽ muốn biết về cách bạn đương đầu với những khó khăn trong công việc.

Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng bạn nhận thức rõ về điểm yếu của mình, biết đánh giá một cách đầy đủ và đang nỗ lực khắc phục chúng.

8. Đừng ngại thể hiện khiếu hài hước

Theo thống kê, 79% giám đốc tài chính cho rằng khiếu hài hước của nhân viên giúp họ dễ hòa nhập hơn với văn hóa doanh nghiệp. Hãy cho họ thấy sự thân thiện và linh hoạt của bạn. Các công ty sẽ không muốn có những nhân viên mặt luôn khó đăm đăm, không thích giao tiếp với người khác.

9. Dùng cử chỉ để củng cố lời nói

13 mẹo giúp bạn thăng hạng thành ứng viên nhà tuyển dụng nào cũng muốn có - 4

Điều quan trọng là hãy luôn nhớ giữ tư thế cởi mở. Bạn không nên đút tay trong túi hay để dưới bàn, hãy cho người đối diện thấy tay bạn. Ngôn ngữ cơ thể và vị trí của bàn tay có thể nói lên rất nhiều điều. Lòng bàn tay mở cho thấy sự cởi mở của bạn hay liên tục gõ ngón tay xuống bàn cho thấy bạn đang lo lắng. Bạn có thể mường tượng ra những tình huống khó khăn và chuẩn bị trước.

10. Thay đổi ngữ điệu để truyền cảm hứng

Một cuộc nói chuyện với giọng nói bình bình, không có điểm nhấn sẽ khiến người đối diện nhanh chóng quên đi những gì bạn đang nói. Họ có thể bắt đầu cảm thấy chán và bị phân tâm.

Đừng quên thay đổi độ, giọng điệu và ngữ điệu trong cách nói của bạn. Điều này sẽ giúp lời nói của bạn trở nên cuốn hút hơn, có sức thuyết phục và truyền cảm hứng cho người nghe hơn.

11. Gật đầu

13 mẹo giúp bạn thăng hạng thành ứng viên nhà tuyển dụng nào cũng muốn có - 5

Gật đầu là một trong những cách để bạn thể hiện phản ứng của mình. Đây là hành động đơn giản để bạn truyền đến đối phương thông điệp rằng bạn đang lắng nghe và đồng ý với những gì họ nói. Bạn có thể thử áp dụng phương pháp này tại một cuộc phỏng vấn xin việc: gật đầu khi bạn nói về điểm mạnh của chính mình và điều này có thể khiến nhà tuyển dụng gật đầu lại với bạn. Họ sẽ dễ thể hiện sự đồng ý với bạn, chấp nhận những gì bạn sắp nói.

12. Đừng là người yêu cầu thương lượng mức lương trước

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 73% nhà tuyển dụng mong đợi các ứng viên thương lượng lương trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên đặt câu hỏi về mức lương ngay trong cuộc phỏng vấn đầu tiên. Nếu nhà tuyển dụng chưa đề cập đến vấn đề này, bạn nên để thời gian và xem xét kỹ hơn. Hãy nhớ những gì bạn cần không chỉ là mức lương mà cả chế độ thưởng, phúc lợi mà mình sẽ nhận được.

13. Tóm tắt cuộc phỏng vấn

Chúng ta thường nhớ nhất về khoảnh khắc đầu tiên và cuối cùng của một cuộc họp. Đó là lý do vì sao mở đầu và kết thúc cuộc phỏng vấn lại trở nên quan trọng như vậy. Hãy luôn tràn đầy năng lượng và thân thiện, nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho bạn cũng như thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc này một lần nữa. Hãy kết lại cuộc họp và thể hiện suy nghĩ rằng bạn chính là ứng viên phù hợp cho vị trí này.

Nguồn: [Link nguồn]

Những cuộc phỏng vấn xin việc bi hài khiến ứng viên muốn “đập bàn” bỏ đi

Không phải ai cũng may mắn có buổi phỏng vấn xin việc tốt đẹp. Một số người rơi vào tình cảnh tréo nghoe đến độ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Anh ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN