10 quy tắc sống mà người EQ cao hay áp dụng giúp cuộc sống, công việc của họ để trở nên thuận lợi hơn

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Người có chỉ số EQ cao luôn tuân theo những nguyên tắc để làm chủ cuộc sống.

1. Quy tắc 25/5

Tỷ phú Warren Buffett đã chia sẻ với phi công riêng của mình về bài học đơn giản trong các ưu tiên nghề nghiệp.

Theo đó, phương pháp của Buffett là trước tiên hãy lập danh sách gồm 25 điều bạn muốn đạt được trong sự nghiệp; đánh dấu 5 mục tiêu quan trọng bậc nhất. Đây là những mục tiêu cấp bách và được ưu tiên thực hiện; gạch bỏ hết 20 điều còn lại trong danh sách.

Phương pháp này giúp bạn định hướng rõ đích đến của mình và tập trung thực hiện chúng. Đồng thời đó còn là yêu cầu kỷ luật thép, ý chí mạnh mẽ và biết kiểm soát bản thân.

Khi bạn phải hoàn thành vô số các công việc, deadlines... hãy thử áp dụng quy tắc 25/5 này để nâng cao năng suất công việc, lấy một tờ giấy và viết xuống 25 đầu việc cần hoàn thành.

Tiếp đến, hãy tự hỏi bản thân: "Tôi cần nói "không" với 20 việc nào để có thể tập trung hoàn thành 5 việc được đánh dấu ưu tiên".

Mặc dù quy tắc 25/5 này không phải do Warren Buffet tạo ra, nhưng nó thực sự hiệu quả. Khi thực hiện quy tắc, bạn sẽ tối đa hóa năng suất của mình bằng cách chỉ dành thời gian cho những thứ sẽ thúc đẩy bạn tiến tới thành công.

Khi bạn phải hoàn thành vô số các công việc, deadlines... hãy thử áp dụng quy tắc 25/5 này để nâng cao năng suất công việc, lấy một tờ giấy và viết xuống 25 đầu việc cần hoàn thành. Ảnh minh họa

Khi bạn phải hoàn thành vô số các công việc, deadlines... hãy thử áp dụng quy tắc 25/5 này để nâng cao năng suất công việc, lấy một tờ giấy và viết xuống 25 đầu việc cần hoàn thành. Ảnh minh họa

2. Quy tắc "cá heo xanh" để kiểm soát suy nghĩ tích cực

Trong tâm lý học, thuật ngữ "con gấu trắng" nhằm chỉ ra rằng khi càng cố kìm nén những suy nghĩ nhất định thì bạn sẽ càng tăng tần suất xuất hiện chúng trong tâm trí mình.

Khái niệm này được lấy trong một tác phẩm của nhà văn người Nga Fyodor Dostoevsky. "Hãy thử làm việc này xem: Dù cố không tưởng tượng ra con gấu bắc cực, nó lại càng xuất hiện nhiều hơn từng phút từng giây".

Mỗi người vốn dĩ đều có "con gấu trắng" của riêng mình. Ở đây "con gấu trắng" có thể hiểu là cảm xúc lo lắng bồn chồn trước một cuộc họp. Hay khi mong muốn mua một thứ gì đó đắt đỏ nhưng càng làm ngơ bạn lại càng muốn sở hữu.

Như vậy, bạn phải xử lý "con gấu trắng" đó như thế nào? Câu trả lời là bạn cần một "cá heo xanh". "Cá heo xanh" là một suy nghĩ thay thế, thứ mà giúp bạn chuyển sự tập trung của mình sang khi "con gấu trắng" xuất hiện trong tâm trí.

Nếu "con gấu trắng" là nỗi lo trước mỗi bài thuyết trình hay phát biểu trước công chúng, bạn có thể thay thế nó bằng một "con cá heo xanh" với sự tự nhủ: Mình rất phấn khích khi làm việc này. Đây là cách giúp bạn chuyển những tiêu cực tiềm ẩn thành giá trị tích cực.

3. Quy tắc viết ngược

Bạn có thể áp dụng quy tắc này khi viết email hay báo cáo. Bạn cần đảo ngược vai trò của mình với tư cách là người viết thành vai trò của người đọc nội dung bạn gửi đến.

Điều này rất hữu ích, bởi nó ngăn việc bạn viết quá dài hoặc viết những nội dung không giúp ích cho mục đích của người nhận.

Tập thói quen viết ngược là cách giúp bạn phát triển trí tuệ cảm xúc của mình, tập đồng cảm với mọi người xung quanh.

4. Quy tắc của sự im lặng khi rơi vào tình huống khó xử

Khi đối mặt với các câu hỏi thách thức, thay vì trả lời ngay lập tức, bạn dừng lại vài giây và suy nghĩ sâu sắc về nội dung muốn nói.

Bạn có thể dành 5, 10 thậm chí là 15 giây (hoặc lâu hơn) trước khi đưa ra phản hồi. Nếu không quen làm điều này, bạn có thể cảm thấy lúng túng ở những lần đầu. Song quy tắc này là công cụ tuyệt vời của tư duy phản biện.

Khi đối mặt với câu hỏi thách thức, bạn sẽ rất dễ mất kiểm soát cảm xúc dẫn đến nói điều không thực sự muốn nói. Dừng lại một chút trước khi trả lời, bạn sẽ kiểm soát được tình hình.

Bạn cho mình thời gian để có những suy nghĩ thấu đáo mọi thứ. Đồng thời bạn tăng cường sự tự tin cho mình và chắc chắn về những gì muốn nói.

5. Câu hỏi vàng

Khi cần phải đưa ra quyết định nhưng lại bị yếu tố cảm xúc chi phối, hãy tự hỏi bản thân: "Tôi sẽ cảm thấy thế nào về lựa chọn này trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm?''.

Câu hỏi này sẽ ép buộc bạn phải ''nhìn thấy tương lai''. Khi não bộ suy nghĩ và điều khiển, cảm xúc sẽ không thể chi phối bạn trong quyết định này.

6. Quy tắc phạm vi

Mọi người đều muốn làm việc lớn nhưng không nhiều người hiểu được những gì cần thiết để làm được việc đó. Đó là lý do giải thích tại sao những ý tưởng hay không có nhiều và người hay công ty có thể thực hiện được ý tưởng đó lại rất ít.

Thuật ngữ "phạm vi" được sử dụng để mô tả chi tiết những gì liên quan đến thời gian, công sức và sự nỗ lực để hoàn thiện công việc.

Như bạn có thể tưởng tượng cho dù làm việc trên một dự án phức tạp hay đơn giản, việc xác định phạm vi rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và công việc trở nên suôn sẻ.

7. Quy tắc 5 phút

Đã khi nào có một nhiệm vụ lớn trước mắt nhưng thay vì bắt tay ngay vào thực hiện, bạn lại ngồi xem video Youtube cả buổi sáng?

Lý do khiến chúng ta làm điều này vì não bộ quá choáng ngợp khi suy nghĩ sẽ phải tốn thời gian dài để hoàn thành công việc đó.

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng quy tắc 5 phút: Tự thoả thuận với bản thân để hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong 5 phút.

Thực tế khi áp dụng quy tắc này bạn đang ''đánh lừa'' bộ não của mình để xem nhiệm vụ lớn như một nhiệm vụ nhỏ. Tất nhiên khi đã bắt tay vào xử lý, bạn sẽ ngồi làm việc lâu hơn 5 phút.

8. Quy tắc viên kim cương

Không ai thích bị phê bình nhưng tất cả chúng ta đều cần nó. Bởi đây là cách tốt nhất để học hỏi và phát triển. Trong cuốn sách của Justin Bariso - EQ Applied: The Real-World Guide to Emotional Intelligence", ông đã so sánh phản hồi tiêu cực với một viên kim cương thô mới được khai thác.

Nhìn bề ngoài, bạn sẽ thấy đó chỉ là một viên đá thô ráp, xù xì. Nhưng nếu được mài giũa, đánh bóng, viên đá xấu xí đó sẽ trở nên vô giá.

Lời phê bình cũng giống như một viên kim cương chưa được đánh bóng: Thật xấu xí. Nhưng giống như người thợ cắt kim cương chuyên nghiệp có thể biến hòn đá thô ráp, chưa được đánh bóng thành một thứ gì đó đẹp đẽ, bạn cũng có thể học cách chắt lọc lợi ích từ những lời chỉ trích khó nghe.

Đối với hầu hết chúng ta, bất cứ lời phê bình nào cũng thường được mặc định gắn nhãn là sự chỉ trích mà người khác sử dụng để công kích cá nhân.

Chúng ta phản ứng lại bằng cách tự thu mình lại, hoặc tìm cách hạ bệ lại người phê bình. Điều đó dẫn đến việc bạn đóng cửa tâm trí và bỏ qua những gì người khác nói.

Nhưng có một vấn đề mà bạn ít khi thừa nhận: Sự chỉ trích thường bắt nguồn từ sự thật. Chỉ vì bạn thông minh và chăm chỉ không có nghĩa là bạn không bao giờ mắc lỗi.

Bạn có thể cảm thấy thật tệ nếu ai đó nhìn thấy và nhắc nhở bạn đang bị tuột dây giày hay cúc áo bị lệch. Nhưng chẳng phải nhờ những lời góp ý chân thật đó mà bạn có thể nhìn lại bản thân trước khi bước vào cuộc họp hay gặp gỡ một đối tác quan trọng?

Tất nhiên, cũng có một số người quanh ta sẽ đưa ra những lời chỉ trích thẳng thừng, thiếu tế nhị. Nhưng ngay cả trong những trường hợp này, lời chỉ trích cũng vẫn có giá trị - bởi vì nó giúp bạn nhìn thấy hành động của mình thông qua một góc nhìn khác khách quan hơn. Từ đó bạn có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực chung.

Không ai thích bị phê bình nhưng tất cả chúng ta đều cần nó. Bởi đây là cách tốt nhất để học hỏi và phát triển. Ảnh minh họa

Không ai thích bị phê bình nhưng tất cả chúng ta đều cần nó. Bởi đây là cách tốt nhất để học hỏi và phát triển. Ảnh minh họa

9. Quy tắc bấm giờ

Bạn là một người luôn coi công việc là mục tiêu hàng đầu. Song bạn vẫn cần cân bằng công việc với những yếu tố khác, thậm chí quan trọng hơn như gia đình hay sức khoẻ. Vậy phương pháp là gì?

Bạn có thể cân bằng mọi thứ bằng phương pháp bấm giờ: Đặt quy tắc thời gian làm việc cho mỗi ngày phù hợp, sau khoảng thời gian đó là những phút giây dành cho gia đình hay chăm sóc sức khoẻ... Bạn cần phải coi việc chăm sóc sức khoẻ của bản thân, chuyện gia đình như một cuộc hẹn quan trọng mà không thể bỏ lỡ.

Nhiều công ty và nhân viên văn phòng áp dụng quy tắc tính giờ này để đạt được sự cân bằng và xây dựng được văn hoá làm việc bổ ích.

10. Quy tắc làm mới

Điều này có liên quan đến việc dành thời gian để khẳng định lại mục tiêu, giá trị và nguyên tắc bạn cần thực hiện - thậm chí là liệt kê bằng văn bản. Sau đó đưa chúng trở thành trung tâm để giúp tập trung suy nghĩ và cảm xúc.

Điều này là cần thiết bởi chúng ta đang bị bao quanh bởi quá nhiều công việc. Bằng cách dành thời gian cần thiết để khẳng định lại những mục tiêu, viết ra điều quan trọng, bạn sẽ đưa suy nghĩ của mình trở lại trung tâm.

Và tâm lý học dạy chúng ta rằng việc kiểm soát suy nghĩ cho phép kiểm soát cảm xúc của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

GĐXH - Có những hành vi thường ngày khiến một số người bị đánh giá là EQ thấp, bạn nên bỏ ngay để cuộc sống trở nên thoải mái, suôn sẻ hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN