6 câu nói ý nghĩa con cái trưởng thành muốn nghe từ cha mẹ

Nếu muốn cải thiện mối quan hệ trong gia đình, cha mẹ nên nói những điều này khi các con đã trưởng thành.

Con cái trưởng thành rất cần sự thấu hiểu của cha mẹ. (Ảnh AI)

Con cái trưởng thành rất cần sự thấu hiểu của cha mẹ. (Ảnh AI)

Khi con cái trưởng thành, mối quan hệ với cha mẹ có thể xấu đi hoặc tốt lên. Việc vun đắp mối quan hệ cha mẹ và con cái lành mạnh trong giai đoạn mới này cần phải bỏ ra chút công sức, đặc biệt là 2 bên phải có sự giao tiếp rõ ràng, tôn trọng và đồng cảm với nhau.

Tờ HuffPost đã có buổi nói chuyện với một số chuyên gia liên quan tới việc con cái trưởng thành muốn nghe gì nhất từ cha mẹ mình và lý do tại sao điều đó lại quan trọng đến vậy.

Sara Morales Daitter, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình tại The Connective ở Bắc California, Mỹ cho biết: “Con cái trưởng thành thường khao khát những lời khẳng định từ cha mẹ, chẳng hạn như thừa nhận nỗi đau trong quá khứ hoặc bày tỏ sự thấu hiểu”. Điều này đặc biệt đúng khi cha mẹ không đáp ứng được những nhu cầu về tình cảm của con cái trong thời thơ ấu.

Dưới đây là 6 câu nói cha mẹ nên nói với con cái đã trưởng thành nhằm giúp cải thiện mối quan hệ 2 bên.

1. "Xin lỗi con"

Nhà trị liệu và tác giả Jor-El Caraballo cho biết, đây là điều mà nhiều người tưởng thành muốn nghe nhất từ ​​cha mẹ mình.

Caraballo lưu ý: “Khi thế hệ gen X, thế hệ Millennials và một số thế hệ gen Z bắt đầu suy ngẫm nhiều hơn về quá trình trưởng thành của mình, họ nhìn nhận về những gì cha mẹ đã tác động lên chính mình.

Khi họ nhận được lời xin lỗi từ cha mẹ, hoặc được cha mẹ thừa nhận lỗi sai của bản thân, điều đó giống như sự cởi bỏ nút thắt trong lòng bấy lâu của một người. Họ sẽ dũng cảm phá bỏ các khuôn mẫu của một gia đình tiêu cực, tiến về tương lai với một tâm lý tốt hơn".

2. "Cha mẹ đã cố hết sức để sinh tồn"

Nhà trị liệu Nedra Glover Tawwab cho biết, mặc dù câu nói này không thể trở thành cái cớ cho các bậc phụ huynh nhưng nó thực sự cho thấy rằng, dù cha mẹ cố gắng kiểm soát mọi thứ đến đâu, cuối cùng họ vẫn thất bại.

So với những người không có con, một người trưởng thành bình thường phải đi làm, phải về nhà nấu ăn, vẫn phải có bạn bè, và phải làm tất cả những điều này trong khi nuôi dạy con cái.

Việc thừa nhận những khó khăn này và chia sẻ với con cái có thể giúp con hiểu hơn về cha mẹ và tạo ra mối quan hệ gia đình tốt đẹp hơn.

3. "Cha mẹ thực sự tự hào về con"

Dù ở độ tuổi nào, con cái cũng đều muốn cha mẹ tự hào về những gì chúng đạt được.

Carla Ballo nói: “Nhiều bậc phụ huynh nuôi dạy con cái với mong muốn chúng trở nên tốt hơn và cố gắng đạt được nhiều hơn những gì (cha mẹ) đã có”.

Carla Ballo cho biết, kỳ vọng của cha mẹ khiến nhiều người nghi ngờ về bản thân, và câu nói “Con à, mẹ rất tự hào về những gì con đã làm và con người của con” có thể trở thành một ngọn hải đăng soi sáng cho con cái.

Những lời nói khẳng định và động viên từ cha mẹ có thể giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân và đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

4. "Con đường của con khác với của mẹ nhưng mẹ vẫn luôn ủng hộ con"

Một số bậc phụ huynh có thể thúc giục con cái trưởng thành đi theo một con đường tương tự như mình, vì họ cho rằng đó là điều đúng đắn. Tuy nhiên, có rất nhiều con đường khác cũng rất tốt, ngay cả khi nó khác biệt hoàn toàn so với con đường mà cha mẹ đã chọn.

Khi nghe cha mẹ nói rằng, họ tôn trọng và ủng hộ con theo đuổi cuộc sống theo cách riêng của mình, con cái sẽ cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh.

"Câu khẳng định tích cực này thừa nhận quá trình cá nhân hóa của con cái trưởng thành và khẳng định quyền tự chủ của chúng trong việc đưa ra các lựa chọn cuộc sống”, bà Date nói.

“Nó truyền đạt sự công nhận và khẳng định của cha mẹ, nuôi dưỡng cảm giác có năng lực và hạnh phúc của con cái”.

5. "Con muốn nghe lời khuyên hay chỉ muốn mẹ lắng nghe?"

Khi con cái trưởng thành đối mặt với những thách thức, đôi khi chúng cần tự mình tìm ra giải pháp mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.

“Cha mẹ phải nhớ rằng, mình cũng đã từng vấp ngã, cũng từng đưa ra những quyết định sai lầm. Mình chỉ chia sẻ suy nghĩ của bản thân với tư cách một người đi trước, dựa trên kinh nghiệm và kiến thức", Tawwab nói.

Tawwab bổ sung rằng, khi nuôi dạy con cái trưởng thành, không phải lúc nào cũng giống như khi chúng còn nhỏ, lúc nào cũng bảo vệ chúng. Bây giờ, điều quan trọng hơn là lắng nghe, quan sát và hỏi xem chúng có cần một số phản hồi không. Nhưng nếu chỉ nói rằng “Ồ, mẹ có câu trả lời hoàn hảo cho con, con cần làm như thế này”, đôi khi sẽ không được con cái tiếp thu.

Khi con cái gặp khó khăn, cha mẹ cần linh hoạt trong cách tiếp cận. Đôi khi, con cái chỉ cần được lắng nghe và thấu hiểu, chứ không cần lời khuyên cụ thể. Cha mẹ nên tôn trọng quyết định của con cái và cho chúng không gian để tự trưởng thành.

6. "Mẹ luôn ở bên con"

Ngay cả khi đã trưởng thành, cảm giác biết rằng cha mẹ vẫn là nơi nương tựa an toàn của mình, đó là một cảm giác vừa đẹp vừa ấm áp.

“Khi con cái trưởng thành, công việc nuôi dạy con chưa kết thúc. Mối quan hệ này chỉ đơn giản là thay đổi”, Carla Ballo nói, mặc dù cha mẹ lớn tuổi nên điều chỉnh trọng tâm công việc của mình, dành phần lớn thời gian cho các hoạt động cá nhân khác nhưng điều đó không có nghĩa là không thể tiếp tục tham gia vào cuộc sống của con cái.

Tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái không hề mất đi khi con cái trưởng thành. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ thay đổi theo thời gian nhưng sự kết nối vẫn luôn tồn tại. Cha mẹ cần tìm cách cân bằng giữa việc tham gia vào cuộc sống của con cái và tôn trọng sự độc lập của chúng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ thấu hiểu sâu sắc về cuộc đời. Con cái dù hiếu thảo đến đâu, bạn cũng phải hiểu rõ "định luật chim sẻ" để có thể sống thoải mái, hạnh phúc trong suốt quãng đời còn lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng - Aboluowang ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN