10 câu nói tối kỵ với cấp trên, dại dột phạm phải là "đi tong" nhiều năm phấn đấu

Không một người sếp nào muốn nghe từ nhân viên của mình 10 câu này. Đó có thể là lý do khiến bạn dù chăm chỉ và có cống hiến nhưng vẫn chưa được ghi nhận xứng đáng.

10 câu nói tối kỵ với cấp trên, dại dột phạm phải là "đi tong" nhiều năm phấn đấu - 1

Sẽ có phần nói quá khi cho rằng công sở cũng như chiến trường song thực sự đó là nơi diễn ra những cuộc đấu rất đáng gờm. Đôi khi, có thể bạn vừa có tài lại vừa chăm chỉ nhưng cơ hội thăng tiến vẫn chưa đến vì bản thân mắc phải sai lầm mà không hề hay biết.

Dưới đây là 10 câu nói mà bạn không nên nói ra với cấp trên, dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

"Đây không phải việc của tôi"

Trong công việc, bạn sẽ luôn nhận một số công việc không thuộc phạm vi trách nhiệm công việc của mình. Bạn sẽ làm hay từ chối?

Nhiều người thẳng thắn trả lời rằng việc đó đâu liên quan đến mình mà phải làm. Tuy nhiên đó chính là sai lầm.

Một người sếp từng nói với tôi rằng: "Nếu ai đó nói: "Đây không phải việc của tôi", điều đó có nghĩa là anh ta không có động lực tiến thân. Nhìn chung, tôi sẽ không dành nhiều công sức để đào tạo và phát triển một người nhân viên như vậy."

Anh ấy giải thích thêm:

"Nói một cách tổng quát, ngoài những công việc thuộc phạm vi phụ trách, người quản lý còn phải quản lý những trường hợp ngoại lệ. Cái gọi là ngoại lệ là những việc không có trong danh sách trách nhiệm và nằm ngoài công việc hàng ngày. Trong quá trình phát triển của công ty, một số tình huống và vấn đề bất ngờ mới chắc chắn sẽ xuất hiện. Nếu mọi người đều cảm thấy đây không phải là công việc của mình thì làm sao công ty có thể phát triển hơn nữa?

Do đó, cách tiếp cận đúng trong trường hợp này là phải làm trước, sau đó tìm cơ hội và thời gian phù hợp để thảo luận, phân chia lại đầu việc sao cho hợp lý."

"Tôi không thể làm điều này"

Đây thực sự là câu trả lời tệ nhất khiến bạn không thể hoà hợp với cấp trên. Cấp trên không cho rằng bạn phải là siêu nhân có thể giải quyết hết mọi công việc song ít nhất hãy cho họ thấy được bạn là người có tinh thần cầu thị, đam mê công việc và sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Với cương vị một người cấp trên, họ thà chấp nhận những người thất bại trong thử thách hơn là những người ngay từ đầu đã từ bỏ thử thách.

Câu nói: "không làm được việc này" là điển hình của người thiếu trách nhiệm, thích né tránh trong mắt cấp trên. Nếu nhiệm vụ đặt ra cho bạn thực sự khó hoàn thành vì lý do bất khả kháng, cách tốt nhất là bạn nên phát hiện trước và đề xuất giải pháp ngăn chặn thay vì từ chối ngay khi vừa được đề nghị. Trong hoàn cảnh nào, điều người sếp muốn ở nhân viên mình chính là nhìn ra được vấn đề và tìm cách giải quyết, không phải người chỉ biết “không làm được”.

"Ôi! Một lát là xong ngay í mà!"

Trừ khi bạn có thể hoàn thành công việc trong vài phút, còn không thì tốt nhất đừng vô tư mà nói ra câu này.

Một là, câu nói kiểu này khiến người khác cảm thấy bạn có chút gì đó nông nổi và phù phiếm, không đủ nghiêm túc;

Thứ hai, nếu bạn thực sự không làm được, bạn sẽ mất lòng tin của người khác;

Thứ ba, bạn có thể khiến người khác hiểu lầm và cho rằng mình làm cho có lệ.

Trên thực tế, những người thực sự có thể hoàn thành công việc trong thời gian ngắn thường là người đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và đã làm thao tác đó rất nhiều lần. Những trường hợp còn lại, có thể hoàn thành công việc trong thời gian ngắn là do chất lượng không được đảm bảo.

"Tôi không cần ai giúp đỡ"

10 câu nói tối kỵ với cấp trên, dại dột phạm phải là "đi tong" nhiều năm phấn đấu - 2

Công ty không phải là nơi cần những anh hùng đơn độc, một người duy nhất để giải cứu thế giới. Việc một người luôn nói rằng bản thân không cần sự giúp đỡ của ai hết cũng có thể đồng nghĩa với việc anh ta sẽ không chịu hợp tác với người khác. Người không biết hợp tác với người khác thường là người khó đảm đương trọng trách lớn.

Có thể bạn thực sự nghĩ rằng mình có thể làm tất cả các công việc một cách độc lập nhưng trên thực tế, trong bất kỳ công ty nào, bạn cũng cần phải biết cách cộng tác, làm việc với nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Có kỹ năng làm việc nhóm tốt là điều kiện cần để bạn trở thành người lãnh đạo.

"Thật là không công bằng"

Có lẽ bạn đã thực sự phải chịu sự bất công khi bỏ sức mà không được nhận về phần thưởng xứng đáng, làm rất nhiều việc nhưng lại bị người khác hiểu lầm, bạn nghĩ sếp nên nhìn nhận ra sự chăm chỉ của bạn ngay cả khi họ không thấy công lao của bạn ...

Hãy quên những suy nghĩ đó đi vì thế giới này vốn không có sự công bằng tuyệt đối. Chính vì "không công bằng" mà chúng ta có cơ hội làm việc chăm chỉ. Nếu công bằng thì có thể cơ hội của bạn đã thuộc về người đến trước rồi.

Thay vì phàn nàn, hãy hành động và cố gắng nắm bắt những cơ hội khác. Chỉ bằng cách này, cấp trên mới có thể thấy được giá trị của bạn.

"Trước đây đều làm theo cách này"

Có thể công việc đó đã được thực hiện trước đây nhưng đó không phải là lý do bạn nên viện ra khi mắc lỗi. Giá trị của bạn nằm ở chỗ khiến những điều tốt đã đạt được trước đây trở nên tốt hơn, những thiếu sót dần được sửa chữa kịp thời.

Đừng chỉ lấy cái cớ quá khứ từng như vậy để giải thích cho sai sót của mình. Người không biết cập nhật tình hình, quan sát và hoàn thiện bản thân là người không có khả năng thích ứng với những thay đổi, không đủ linh hoạt.

"Tôi đến đây làm việc là để kiếm tiền"

Ai cũng cần tiền để trang trải cuộc sống song sẽ là dại dột khi bạn liên tục nhấn mạnh với cấp trên rằng mình làm việc chỉ vì tiền. Đừng nhìn thấy một đồng nghiệp nào đó dù chỉ làm việc như bạn nhưng lại nhận được mức lương cao hơn và cho rằng cấp trên đã đối xử không công bằng.

Tiền lương rất quan trọng song bạn cần biết rằng, một người lãnh đạo sẵn sàng cho mức lương cao hơn cho một người không chỉ vì ông ấy cảm thấy rằng họ đang làm được nhiều việc hơn mà còn có thể vì những giá trị mà cấp trên đánh giá cao, ví dụ như thâm niên.

"Công ty đã làm sai ở những nơi này"

Bạn nghĩ sếp của mình có biết điều đó không và họ có cần trả lương cho bạn chỉ để nghe bạn nói câu nói đó không? Nên nhớ, là cấp dưới thì việc chỉ ra sai sót thôi là chưa đủ, hãy mạnh dạn đề xuất các giải pháp chung .

Trong công việc, giải quyết vấn đề quan trọng hơn việc tìm ra chúng. Bạn nên nói: "Thưa sếp, tôi có 3 kế hoạch A, B và C. Tôi đề xuất kế hoạch A với chi phí thấp hơn, hiệu quả nhanh chóng và lợi nhuận cao ..."

"Tôi muốn làm công việc đơn giản hơn"

10 câu nói tối kỵ với cấp trên, dại dột phạm phải là "đi tong" nhiều năm phấn đấu - 3

Trước mắt bạn có hai lựa chọn công việc, một việc khó hơn và một việc đơn giản hơn. Bạn nghĩ rằng sẽ khôn ngoan hơn khi mình chọn việc đơn giản.

Tuy nhiên, trong con mắt của người sếp, bạn không phải đang chọn một công việc mà là đang thực sự nói với ông chủ rằng: "Tôi không muốn nâng cao kỹ năng của mình, tôi không muốn chia sẻ trách nhiệm với sếp, tôi không muốn sếp đặt nhiều hy vọng vào tôi, tôi không muốn trở thành cánh tay phải của sếp...". Vậy bạn muốn gì ở công ty này?

"Có đầy nơi khác đang muốn tôi đến làm"

Nếu tình trạng công việc của bạn không tốt, hãy điều chỉnh lại tâm trạng. Nếu bạn không thấy hài lòng với đồng nghiệp, hãy tìm cách để có thể hoà đồng, vui vẻ hơn. Nếu bạn mắc lỗi nào đó, hãy tìm cách để sửa sai...

Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn cũng không nên trút hết cảm xúc lên người cấp trên của mình một cách thiếu chuyên nghiệp như vậy. Ngay cả khi bạn thực sự không muốn tiếp tục công việc đó thì cũng hãy nghỉ việc theo cách chuyên nghiệp nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán”

Trên thực tế, EQ rất quan trọng, nó có liên quan rất nhiều đến cấp độ trong công việc. Sự khác biệt giữa người có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh (thoidaiplus.giadinh.net.vn) ([Tên nguồn])
Ăn mặc và giao tiếp chốn công sở Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN