DANH MỤC

Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán” - 1

Trên thực tế, EQ rất quan trọng, nó có liên quan rất nhiều đến cấp độ trong công việc. Sự khác biệt giữa người có EQ cao và EQ thấp sẽ thể hiện rõ khi cả 2 xảy ra vấn đề với sếp.

IQ

được biết đến là chỉ số cho thấy mức độ thông minh của một người, nhưng chỉ số cảm xúc EQ cũng quan trọng không kém khi nó ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa đồng nghiệp hay với sếp trong công ty. Sự kết hợp giữa IQ và EQ sẽ là chìa khóa mang lại sự thăng tiến nhanh chóng cho bạn trong công việc.

Thỉnh thoảng, trong công việc buộc chúng ta phải phân định rõ ràng giữa lý trí và tình cảm, việc công và việc riêng cần phải minh mạch. Nhưng thực tế chúng ta chỉ lý trí vào một số thời điểm nhất định, và hầu hết mọi người đều thể giải quyết vấn đề dựa trên cảm xúc cá nhân. Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng bản thân có lý trí, sựthật chỉ thể hiện được 50% lý trí và 50% vẫn còn tình cảm, nhưng chúng ta không nhận thức được điều đó.

EQ thấp ảnh hưởng như thế nào khi tranh cãi với sếp?

Trong công việc, chắc chắn không thể tránh khỏi sự bất đồng quan điểm giữa cấp dưới và cấp trên. Nếu xét từ một góc độ hợp lý, việc tranh luận với sếp là muốn công việc trở nên tốt hơn, điều này có thể tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, có một thực tế mà bạn cần phải hiểu rõ là dù bạn có đưa ra lý do hợp lý để sếp thay đổi quyết định, sếp có thể hiểu và lắng nghe vào lúc đó, nhưng kết quả cuối cùng vẫn sẽ không như ý muốn của bạn.

Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán” - 3

Việc không ngừng rao giảng với các nhà lãnh đạo, lý luận chứng tỏ bản thân khôn ngoan hơn sếp là điều không nên làm. Hành động này sẽ dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Bạn cần hiểu rằng, chẳng có sếp nào thích nhân viên của mình thay họ đưa ra các quyết định mà nó dựa trên cảm xúc cá nhân. Nếu bạn tiếp tục lý luận với sếp, khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, điều này nghĩa là bạn đang khiến sếp nghĩ rằng họ đang “nuôi” một người chống lại họ. Dù quyết định cuối cùng ra sao đi chăng nữa, sau khi tranh cãi với sếp, nó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của bạn với sếp.

Chúng ta chẳng ai muốn người khác khiến mình phải cáu kỉnh, khó chịu, dù vấn đề đang tranh cãi nhắm tới mục đích có lợi cho công ty. Việc tranh cãi không ngừng nghỉ với ban lãnh đạo, bác bỏ quan điểm của họ chỉ khiến cho họ cảm thấy bạn như “cái gai” trong mắt mà thôi.

Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán” - 4

Để leo lên được tới vị trí sếp, chắc chắn họ phải hơn những nhân viên bình thường như bạn rất nhiều, vậy thì tại sao bạn có thể bác bỏ mọi quyết định của họ được.

Hãy chấp nhận thực tế bạn là nhân viên, bạn cần phải làm tốt công việc được sếp giao. Còn sếp là người kiểm soát mọi thứ, định hướng chung toàn bộ mọi việc. Nếu bạn tiếp tục tranh cãi với sếp, bạn sẽ khiến sếp nghĩ bản thân mình vô dụng, nghi ngờ năng lực chính mình, thậm chí còn cho rằng bạn đang muốn thay thế vị trí của họ.

Trong trường hợp bạn gặp một nhà lãnh đạo lớn, một vị sếp có hiểu biết sâu rộng, việc tranh cãi có thể sẽ thuận lợi cho bạn. Tuy nhiên, nếu là một vị sếp bình thường, bạn đang tự đẩy mình còn ngõ cụt, từ bỏ vị trí nghề nghiệp hiện tại. Bạn cũng nên nghĩ tới vấn đề bị đuổi việc sau khi tranh cãi với sếp.

Nên tranh luận với sếp như thế nào để đạt được mục đích?

Nếu nói về trường hợp khả quan thì việc tranh cãi cũng có thể mang đến cho bạn cơ hội thăng tiến. Điều này nghĩa là sếp nhận ra sai lầm của bản thân, công nhận ý kiến và năng lực của bạn. Nếu cả 2 người sau khi tranh cãi đều thống nhất lại cùng 1 quan điểm, một cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất, khiến công việc trở nên tốt gấp bội phần, sếp sẽ nhìn bạn bằng một ánh mắt khác và cân nhắc tăng lương lẫn thăng chức cho bạn. Vậy thì làm thế nào để tranh cãi mà không khiến sếp phải khó chịu?

Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán” - 5

- Giữ bình tĩnh

Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ: tranh cãi không phải là la hét. Thay vào đó, tranh cãi chỉ sự bất đồng ý kiến về một chủ đề nhất định, đây là lúc cả 2 nói ra ý kiến của bản thân. Bạn cần phải duy trì sự chuyên nghiệp, ngay cả khi cảm thấy bực bội hoặc cáu gắt. Để giữ bình tĩnh, bạn cần hít thở sâu, đếm nhẩm từ 1 đến 10 trong đầu sau đó tiếp tục nói chuyện với sếp. Trong tình huống nếu quá lời, hãy xin lỗi sếp và rời khỏi phòng để "hạ hỏa".

- Hãy chắc chắn rằng điều bạn nói là đúng

Nếu bạn có ý định phản bác điều sếp nói là sai, bạn cần chắc chắn điều mình nói ra là đúng hoàn toàn. Thêm vào đó, bạn cần đưa ra những bằng chứng, lý lẽ để chứng minh ý kiến của mình là đúng.  Vì chỉ có như thế, bạn mới dễ dàng giữ vững tinh thần và dễ dàng nhờ tới sự giúp đỡ của đồng nghiệp.

Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán” - 6 Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán” - 7

- Biết giới hạn

Một số người sếp thích nhân viên có tiếng nói của riêng mình, họ khuyến khích tranh luận hoặc tranh cãi một cách văn minh trong văn phòng. Bạn cần biết rõ sếp của mình là người như thế nào, đâu là giới hạn của một nhân viên. Một số người sếp có thể vui vẻ khi nghe bạn trình bày quan điểm cá nhân, nhưng có thể tức giận nếu bạn yêu cầu có thêm một đồng nghiệp khác hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đọc được tín hiệu và ngôn ngữ cơ thể của sếp, đảm bảo bản thân không đi quá xa.

Tóm lại, nếu bạn muốn thuyết phục sếp mình công nhận ý kiến của bản thân, bạn không nên đưa ra các quan điểm chỉ dựa trên góc nhìn chủ quan từ mỗi cá nhân. Bạn có thể diễn đạt thông qua một câu chuyện, kiểm soát tốt lời nói và thái độ của bản thân với sếp. Một mặt bạn không nên khăng khăng khẳng định những điều sếp nói là sai hoàn toàn, mà chỉ nên góp ý một cách nhẹ nhàng, đưa ra ý kiến từ một góc nhìn khác để sếp có thể từ từ nhận ra vấn đề. Việc cứ tranh cãi không ngừng với sếp chỉ chứng tỏ bạn là người có EQ thấp.

Tranh luận với sếp: Bí quyết thành công và không “gây thù chuốc oán” - 12

Content: Phan Hằng

Media: Thu Vui

Thứ Ba, ngày 02/06/2020 00:10 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Phan Hằng - Aboluowang, Mtdtraining ([Tên nguồn])