Trách nhiệm dân sự vẫn thuộc về Huyền Như chứ không phải Vietinbank

Sáng ngày 20/1, tiếp tục phiên xử Huyền Như lừa đảo, trong phần đối đáp, VKS đã bác bỏ các quan điểm của luật sư bào chữa cho các bị cáo, bác bỏ toàn bộ các quan điểm yêu cầu Vietinbank bồi thường thiệt hại.

Cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội

 

Đại diện VKS cho rằng, hành vi phạm tội của Huyền Như và các bị cáo khác đúng như cáo trạng đã truy tố nên không có căn cứ chấp nhận lời bào chữa của các luật sư liên quan đến tội danh của các bị cáo.

Đối đáp với đề nghị của luật sư về giảm hình phạt cho bị cáo Huyền Như vì bị cưỡng bức, đe dọa. Đại diện VKS cho rằng không có cơ sở vì hành vi của bị cáo Như đưa ra, không có cơ sở nào để xác định từ phía người cho vay nặng lãi.

Về hành vi làm giả con dấu, tài liệu tổ chức của Như chỉ là thủ đoạn chiếm để đoạt tài sản và luật sư đề nghị VKS rút quyết định truy tố tội danh này. Đại diện VKS cho rằng, hành vi Như làm giả 8 con dấu có đủ yếu tố buộc tội danh độc lập và truy tố xét xử bị cáo Như về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” là cần thiết và có căn cứ và không được chấp nhận.

Trách nhiệm dân sự vẫn thuộc về Huyền Như chứ không phải Vietinbank - 1

Huyền Như tại tòa.

Đối với bị cáo Võ Anh Tuấn, liên quan đến số tiền được Như chi cho Tuấn hưởng lợi 10 tỷ đồng, trước đó Võ Anh Tuấn khai do kinh doanh bất động sản mà có. VKS cho rằng vời thời điểm đó tiền thu được từ đầu tư bất động sản là không thể chấp nhận bởi thị trường những năm này đa phần làm ăn đều thua lỗ và khẳng định số tiền này là do Như đã chi cho Tuấn từ Như phạm tội mà có. Việc cáo trạng truy tố tội danh bị cáo Tuấn là hoàn toàn có căn cứ. Đối với bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh,Trần Thị Tố Quyên, VKS xác định là đã giúp sức cho Như chiếm đoạt 15 tỷ đồng của VIB là đúng tội.

Việc luật sư đề nghị xem xét bị cáo Nguyễn Thị Lành có là đồng phạm của Như không? VSK khẳng định bị cáo Lành có vai trò đồng phạm giúp sức cho Như ký vào hồ sơ thủ tục vay tiền. VKS khẳng định hành vi của lành có đủ yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo với vai trò giúp sức. Về quan điểm tính công bằng pháp luật khi 12 cá nhân có tên giúp sức thì chỉ có 3 người và 9 người còn lại ko bị, VKS cũng đã kiến nghị làm rõ chỉ có 8 người cần phải kiến nghị xem xét.

Đối với nhóm bị cáo nguyên là cán bộ Vietinbank thuộc cấp dưới của Huyền Như bị buộc về tội “vi phạm về hoạt cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng”. Luật sư cho rằng, các bị cáo này không biết thủ đoạn gian dối của Như và chỉ thừa lệnh cấp trên mà phạm tội nên đề nghị giảm nhẹ hình phạt và rút tội danh đối với một số bị cáo. VKS đã bác bỏ quan điểm này và vẫn giữ nguyên quan điểm về tội danh đúng như cáo trạng đã truy tố.

“Nếu các bị cáo không ký vào hợp đồng tiền gửi và không giúp sức cho Như thì Như có chiếm đoạt được tiền hay ko?” VKS cho rằng chắc chắn là không. Đó cũng là phần đối đáp của VKS khi luận tội các bị cáo có vai trò giúp sức cho Như và VKS vẫn giữ nguyên quan điểm luận tội trước đó.

Đối với nhóm tội cho vay lãi nặng, theo lời VKS, các bị cáo này đã cho vay với mức lãi suất cao gấp 10 lần so với lãi suất quy định nên cáo trạng đã truy tố là đúng tội và buộc phải tịch thu toàn bộ số tiền các bị cáo thu lợi bất chính sung vào công quỹ nhà nước. Riêng bị cáo Phạm Anh Tuấn “Nếu bị cáo Phạm Anh tuấn không giữ chức vụ tại công ty Thái Bình Dương thì có làm được điều đó hay ko? VKS khẳng định là không.

Phạm Anh Tuấn thực hiện nhiều giao dịch với Như. Riêng hợp đồng với Vietinbank nhưng chuyển vào công ty Hoàng Khải để làm gì ? – Tuấn không tìm hiểu và vẫn cố ý làm sai nên quy tội là có căn cứ. Bị cáo gây hậu quả trong khi thi hành công vụ và có vụ lợi nên không chấp nhận lời bào chữa của luật sư.“Nếu không có lòng tham lãi suất thì hậu quả sẽ không xảy ra”.

Đó là lời của đại diện VKSND TP.HCM khi đối đáp lời của nhiều luật sư tham giả bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đơn vị cá nhân trong vụ án này. VKS khẳng định, về phía bị thiệt hại cũng có lỗi vi phạm khi không thực hiện đúng thủ tục và quy trình cho vay dẫn đến bị Như chiếm đoạt trót lọt gần 4.000 tỷ đồng. Đại diện VKS cũng bác bỏ toàn bộ quan điểm của các nguyên đơn dân sự và bị hại trong vụ án yêu cầu Vietinbank có trách nhiệm bồi thường và quy buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án là Huyền Như và các đồng phạm có liên quan.

Trước đó, luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB, đưa ra 8 tranh luận nhằm buộc Vietinbank trả toàn bộ số tiền cho ACB. Vấn đề này được VKS phân tích rõ trong bản luận tội, do chính Như dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt và che giấu dưới tư cách là nhân viên Vietinbank. Hợp đồng ACB là hợp đồng thật, con dấu thật nhưng là thật với ACB nhưng giả với Vietinbank. Vì Vietinbank không đưa ra mức vượt lãi trần, và lãi suất ngoài hợp đồng.

Bản chất các hợp đồng được VKS giải thích như sau: do kinh doanh bất động sản thua lỗ nên Như nợ tiền vay và thông qua ACB bị cáo Như đưa ra mức lãi suất hấp dẫn và lãi suất ngoài hợp đồn, tất cả vì lòng tham nên lãnh đạo ACB đã cố ý làm trái quy định của ngân hàng. Việc làm này ACB làm trái pháp luật. Về mặt pháp lý, các hợp đồng ủy thác và hợp đồng tiền gửi đều là giao dịch bất hợp pháp.

Như vậy, ACB đã phó thác toàn bộ số tiền gửi cho Như, các nhân viên này không nhận lại thẻ tiết kiệm mà để cho Như nắm giữ và ACB có thái độ bỏ mặt, phó thác cho bên vay. “Lỗi của ACB là không biết bảo vệ tài sản của mình, tuy nhiên cũng cần xem xét nhân viên ACB thực hiện đúng quy trình chưa?” – VKS cho là chưa. “ACB tự nguyện giao cho Như chứ ACB không để rơi sổ đỏ để Như nhặt được và thực hiện việc chiếm đoạt” –VKS ví von.

“Tại sao nhiều giao dịch khác với Vietinbank lại an toàn và khi giao dịch với Như lại rủi ro?”. Quan điểm này được VKS giải thích đó là hành vi tham lãi suất. Thực tế, ACB đã nhận lãi suất 10,3 % nhưng không nhận từ Vitinbank mà nhận từ Như . VKS cho rằng, đó là lòng tham lãi suất, “nếu ACB ko có lòng tham thì chắc chắn hậu quả không xảy ra, có nghĩa là Như không thực hiện ý đồ gian dối của mình” – đại diện VKS đã khẳng định.

Cũng trong phần bào chữa khi tham gia bảo vệ quyền lợi phía ngân hàng Á Châu (ACB), luật sư Lưu Văn Tám cho rằng, hành vi chiếm đoạt của Như đã hoàn thành ngay sau khi tiền gửi ACB vào Vietinbank là nhận định cảm tính, hoàn toàn không đúng. Luật sư khẳng định, Như phạm tội tham ô là nhầm lẫn khi xác định thời điểm phạm tội.

VKS cũng cho rằng, việc giao dịch với ACB không phải là giao dịch lành mạnh mà là cả hai bên đều cố ý vi phạm pháp luật. Một bên là Như có ý đồ chiếm đoạt, một bên là tham lãi suất, như vậy hành vi của Như là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. VKS khẳng định, chính Như là bên chiếm đoạt tài sản và đơn vị bị hại là ACB. Tuyên người phạm tội là Như phải hoàn trả lại cho ACB là hoàn toàn có căn cứ đúng pháp luật. Tương tự, Huyền Như đã nhắm đến Navibank, và các công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên và An Lộc,.. Như đã đánh vào lòng tham của lãnh đạo ngân hàng, các công ty này để chiếm đọat tài sản.

Về mặt pháp lý, các ngân hàng, các công ty và các cá nhân trong vụ án đều không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ chủ tài khoản theo như quy định nên bị Như chiếm đoạt. Việc các luật sư xác định Vietinbank là bị đơn dân sự và buộc pháp nhân này phải bồi thường thiệt hại. Quan điểm này đã bị VKS bác bỏ vì không có căn cứ. VKS đề nghị Như và các đồng phạm phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường.

VKS cho rằng, trong quá trình điều hành Vietinbank đã buông lỏng để Như thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội và VKS đã kiến nghị đến các cơ quan tố tụng Trung Ương để xem xét và nhiều lần luật sư nhắc lại trong phần bào chữa và VKS đã rất đồng tình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Võ Đức Phúc (Dân Việt)
"Siêu lừa" 4.000 tỷ Huỳnh Thị Huyền Như Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN