Tìm ra ý tưởng kinh doanh khi "bóc lịch", vừa ra tù đã kiếm tiền tỷ 

Khi ở trong tù, người đàn ông có đầu óc kinh doanh đã thấu hiểu một vấn đề nảy sinh và biến thành ý tưởng kinh doanh.

Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy.

Quá khứ lầm lỡ

Frederick Hutson là người đàn ông nhìn thấy cơ hội kinh doanh ở mọi thứ. Hutson đã lao theo việc buôn ma túy và bị bắt giữ rồi lĩnh án hơn 4 năm tù.

Hutson từng gây dựng một số doanh nghiệp ở thời điểm trước và sau thời gian phục vụ trong lực lượng không quân. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu thụ án 51 tháng tù về tội buôn ma túy vào năm 2007, Hutson bắt đầu suy nghĩ về một ý tưởng kinh doanh.

Vấn đề lớn nhất với 2,3 triệu tù nhân ở Mỹ là liên lạc với bạn bè và gia đình ở bên ngoài. Nhà tù không có Internet, nên mọi liên lạc thông qua email hoặc điện thoại, các cuộc gọi đường dài thì đắt đỏ. 

Tìm ra ý tưởng kinh doanh khi "bóc lịch", vừa ra tù đã kiếm tiền tỷ  - 1

Hutson đã nảy sinh ý tưởng kinh doanh từ khi còn ở trong tù.

"Đây là nỗi đau mà tôi đã trực tiếp trải qua. Tôi rất gần gũi với gia đình và tôi biết họ quan tâm đến mình nhưng ngay cả khi biết họ quan tâm tôi, đôi khi vẫn không thể gửi ảnh cho tôi", Hutson trải lòng.

Theo Hutson, thật khó để ngồi xuống và viết một lá thư trong khi đơn giản chỉ cần nhắn tin hoặc gửi email. Từ thực trạng đó, Hutson nghĩ đến việc tạo một trang web giúp gửi email, tin nhắn, ảnh từ máy tính,  Facebook, Instagram của người dùng rồi in ra và cho vào phong bì rồi gửi chúng đến địa chỉ người nhận. Vì vậy, ý tưởng về website Pigeonly ra đời.

Với trang web này, người dùng đăng nhập, tải ảnh lên rồi chọn người nhận thông qua công cụ tìm kiếm nơi tù nhân đang bị giam giữ. Sau đó, Pigeonly sẽ giúp khách in và cho vào phong bì để gửi cho phạm nhân.  Ví dụ, người dùng mất phí 2,99 USD/tháng để gửi ảnh nhưng được miễn phí đưa đến cho tù nhân.

Khi Hutson sắp ra tù vào mùa đông năm 2013, anh và người đồng sáng lập cho ra mắt phiên bản đầu tiên của Pigeonly. Dịch vụ này nhanh chóng có được 2000 khách hàng gửi thư cho các tù nhân.

Ý tưởng táo bạo

Khi còn thụ án, Hutson bị chuyển nơi giam giữ 8 lần, việc thư từ thất lạc là chuyện thường. Pigeonly tận dụng cơ sở dữ liệu giúp tìm kiếm vị trí chính xác của phạm nhân đang bị giam giữ.

Thông qua 2 trang web phụ là Fotopigeon - gửi ảnh tới tù nhân và Telepigeon - dịch vụ gọi giá rẻ, Pigeonly có lợi nhuận với doanh thu 1 triệu USD trong năm đầu tiên, sau đó nhận được 2 triệu USD vốn đầu tư start up từ nhà đầu tư ở thung lũng Silicon. Đội ngũ nhân viên từ 2 người ban đầu đã tăng lên 12 người, tru sở đặt tại Lasvegas. 

Chìa khóa để đạt được điều này là một quỹ đầu tư có trụ sở thung lũng Silicon chấp nhận đầu tư. Đây là quỹ đầu tư duy nhất đồng ý đầu tư cho Hutson. 

Khi có tiền đầu tư, Hutson đinh hướng lại từ một vài dịch vụ sang nền tảng tìm kiếm. Người sáng lập quỹ đầu tư đã đưa cho Hutson một số lời khuyên. Hutson nhớ lời nói của vị sáng lập quỹ đầu tư này: "Nhìn một số người không đồng cảm với bạn và họ không thể đồng hành với những gì bạn đang làm. Có nhiều khó khăn vì bạn đã ở trong tù và không giống như các cá nhân điển hình mà họ đầu tư".

Thay vào đó, Hutson tập trung vào những người thoáng và hiểu được quá khứ của anh. "Nhiều lần điểm yếu có thể biến thành sự mạnh. Điều đó trở thành lý do mọi người đầu từ, vì tôi đã ở tù và biết, hiểu hơn bất kỳ ai khác", Hutson tự tin nói. 

Trong thời gian ở tù, Hutson học được rất nhiều điều từ bạn tù, nhiều bài học không có được khi ở ngoài đời thường. "Có một người đàn ông phạm tội biển thủ 40 triệu USD. Ông ta biết về kinh doanh vì điều hành một công ty và bây giờ anh ta thu án 36 tháng tù vì trốn thuế. Ông ta có thể dạy cho bạn về cách thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc làm một bảng cân đối chi tiêu", Hutson chia sẻ.

------------------

Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng vào 13h ngày 7/2.

Chuyện về cựu thành viên băng đảng xã hội đen hoàn lương đi đóng phim

Từng là thành viên băng đảng xã hội đen, có những người đã hoàn lương và tham gia đóng phim với những mong mỏi không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Phong (Theo Forbes) ([Tên nguồn])
Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN