Tiết lộ "sốc" về thu viện phí chạy thận của Bệnh viện Hòa Bình

Luật sư Nguyễn Danh Huế chiều 28-5 trong phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và 2 bị cáo đã tiết lộ thông tin "sốc" khi nói BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thu viện phí chạy thận cao hơn mức trung bình của cả nước, cao gấp đôi BV tuyến đầu Bạch Mai.

Chiều 28-5, tham gia tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ tai biến y khoa chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, luật sư Nguyễn Danh Huế (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của BVĐK tỉnh Hòa Bình) đã "tiết lộ" một số thông tin trong việc thu viện phí chạy thận ở bệnh viện này.

Tiết lộ "sốc" về thu viện phí chạy thận của Bệnh viện Hòa Bình - 1

Các luật sư tại phiên tòa

Luật sư Nguyễn Danh Huế nêu nhiều quan điểm chỉ rõ trách nhiệm người đứng đầu của ông Trương Quý Dương, cựu giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình. Luật sư Huế cho biết trong quá trình tìm hiểu, tiếp cận hồ sơ để tham gia phiên tòa, luật sư nhận thấy BVĐK tỉnh Hòa Bình thu viện phí mỗi ca chạy thận cao gấp đôi Bệnh viện Bạch Mai.

"Tại sao một tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn như Hòa Bình, người bệnh phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, nhưng mức viện phí lại cao gấp đôi mức trung bình của các nước, chúng tôi lấy đơn cử là bệnh viện tuyến đầu như Bạch Mai. Điều này là hết sức vô lý, chúng tôi chưa khẳng định điều này vi phạm pháp luật, nhưng rõ ràng là có khuất tất. Luật sư chúng tôi mong Hội đồng HĐXX sẽ làm rõ"- luật sư Huế nói.

Theo luật sư Huế, chi phí mỗi ca chạy thận của BVĐK tỉnh Hòa Bình thu từ người bệnh mức tiền 7,7 USD (tương đương khoảng 160.000 đồng/ca), trong khi đó mức trung bình ở các bệnh viện khác, trong đó có Bệnh viện Bạch Mai dao động từ 3,5-4 USD (dưới mức 100.000 đồng).

Đáng chú ý, luật sư Huế cho biết khi tiếp cận báo cáo tài chính của BVĐK tỉnh Hòa Bình cho thấy bệnh viện luôn luôn lỗ khi ký kết xã hội hóa lắp đặt máy chạy thận với Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn.

Luật sư Nguyễn Danh Huế cho rằng việc bệnh viện thu viện phí cao, liên tục làm ăn thua lỗ đã vi phạm Thông tư 15 của Bộ Y tế về việc liên doanh, liên kết trang thiết bị, đặt máy tại bệnh viện.

Do vậy, luật sư này kiến nghị HĐXX xem xét các nội dung nêu trên, xem xét trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương trong vụ việc này. Theo đó, trách nhiệm của ông Dương thể hiện trong các hợp đồng ký kết với Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn, trong việc thiếu giám sát dẫn đến công ty này "bán thầu" cho Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh...

Trong khi đó, đại diện gia đình các nạn nhân cũng bức xúc nói trước tòa về việc ông Trương Quý Dương, với trách nhiệm là người đứng đầu BVĐK tỉnh Hòa Bình, nhưng chưa một lần lên tiếng xin lỗi, chia buồn với gia đình họ sau khi xảy ra sự cố.

"Tai biến y khoa xảy ra là sự đau xót với các gia đình chúng tôi, nhưng hơn 1 năm nay, chúng tôi rất bức xúc trước cách hành xử của ban giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, mà người đứng đầu thời điểm đó là ông Trương Quý Dương. Chúng tôi thậm chí còn chưa biết "mặt ngang mũi dọc" của ông Dương như thế nào"- đại diện gia đình các nạn nhân nói trước tòa.

Xét xử bác sĩ Lương: Bị cáo bất ngờ gặp vấn đề sức khỏe, tòa tạm nghỉ

Quá trình xét xử, do một bị cáo không đảm bảo về sức khỏe nên HĐXX quyết định tạm nghỉ phiên xử buổi sáng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Chiến (Người lao động)
Sốc phản vệ tập thể, nhiều người tử vong Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN