Hành trình khó tin của tên sát nhân trở thành thiên tài toán học

Sự kiện: Tin pháp luật

Cuộc đời của người đàn ông này đã hoàn toàn thay đổi khi tìm thấy lẽ sống của mình ở trong tù.

Christopher Havens có một quá khứ bất hảo.

Christopher Havens có một quá khứ bất hảo.

Đam mê toán học sau khi đi tù

Christopher Havens sinh năm 1980 tại Mỹ. Cuộc đời người đàn ông này là một chuỗi ngày đen tối khi trở thành đứa trẻ lêu lổng, bỏ học từ sớm, sống ngoài vòng pháp luật. Không chỉ thất nghiệp, Christopher sau đó còn dính vào nghiện ngập.

Năm 2011, Christopher phạm tội giết người trong một vụ tranh chấp liên quan đến ma túy và bị tuyên án 25 năm tù. Với những gì đã gây ra, nhà tù được xem là nơi phù hợp nhất với Havens. Người đàn ông này đã ngồi tù được 9 năm và vẫn còn 16 năm thụ án.

Ở trong tù, Havens đọc sách để giết thời gian, điều mà trước đây rất hiếm khi xảy ra. Bản thân Havens cũng không ngờ rằng điều này vô tình khiến anh ta tìm thấy tình yêu với toán học. Kể từ đó, tù nhân này đã dành ra 10 tiếng mỗi ngày để tự học toán, bắt đầu từ những kiến thức toán cơ bản, rồi học thêm kiến thức nâng cao bằng cách đặt mua sách qua đường bưu điện.

Quá trình học ban đầu không mấy suôn sẻ bởi các cai ngục cho rằng Havens đang có âm mưu gì đó. Sau khi xác minh Havens ham học thật, cai ngục đồng ý cho Havens mua sách với điều kiện anh ta phải dạy toán cho các tù nhân khác. Sau một thời gian học tập, các kiến thức toán cao cấp cũng không còn đủ với Havens.

Tù nhân này quyết định gửi thư đến tạp chí toán học chuyên ngành Annals of Mathematics, đề nghị được giải thử những bài toán khó chưa có ai giải thành công.

Một biên tập viên tại tổ chức phi lợi nhuận Mathematica Science Publisher đã chuyển bức thư của Havens đến bạn mình - Marta Cerruti. Marta là con của giáo sư toán học Umberto Cerruti ở Turin, Ý. Bức thư của Havens sau đó đến được tay ông Cerruti.

Tên sát nhân thiên tài

Ông Cerruti ban đầu tỏ ra nghi ngờ và gửi thư trả lời cho Havens, kèm theo một bài toán để thử trình độ. Thời gian sau, vị giáo sư nhận được thư trả lời qua đường bưu điện. Đó là một bức thư dài tới 12m với công thức rất dài viết bên trong. Thật bất ngờ, Havens đã làm đúng bài toán mà ông Cerruti giao cho.

Giáo sư Cerruti sau đó gửi cho Havens một bài toán cổ mà ông đã nghiên cứu nhiều năm nhưng chưa ra đáp án. Được biết bài toán cổ này đã tồn tại hàng nghìn năm. Chỉ bằng giấy và bút, Havens đã giải thành công câu đố của Euclit - nhà toán học Hy Lạp cổ đại khi sử dụng phân số liên tục.

Phân số liên tục là một phân số có mẫu số dưới dạng phân số hỗn hợp và lặp lại đến vô cực. Đây là một phương pháp ít được sử dụng trong số học nhưng lại rất quan trọng và thông dụng trong lĩnh vực ngân hàng và quân sự.

Sau khi giải được bài toán cổ, Havens đã được công nhận trong làng toán học. Người đàn ông này sau đó đã truyền cảm hứng cho bạn tù và họ còn cùng lập ra một câu lạc bộ toán học. Giáo sư Cerruti từng đến tham dự một buổi giao lưu của câu lạc bộ và vô cùng ấn tượng với 1 tù nhân có thể đọc thuộc lòng 461 chữ số thập phân đầu tiên của số pi.

Trong 16 năm còn lại trong tù, Christopher muốn tiếp tục tìm hiểu về các nội dung khác của toán học. Tù nhân này cảm thấy học toán là một cách để “trả nợ cho đời”.

Sau khi ra tù, Havens muốn học thêm bằng cử nhân và bằng cao học, bất chấp việc có tiền án. Havens cũng mong muốn biến Dự án toán học trong tù của mình thành một tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ những tù nhân có năng khiếu.

------------------------ 

Mời độc giả đón đọc bài tiếp theo của Kỳ án thế giới vào 13h ngày 21/1/2021 trên mục Pháp luật.

Nguồn: [Link nguồn]

Sa chân vào ”vũng lầy” phim nóng, thuốc lá, quý tử tìm ra con đường hoàn lương

Sa ngã rồi dính líu đến băng đảng nhưng chàng trai trẻ đã sớm nhận ra con đường trở về với chính nghĩa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đàm Anh (Theo DW, CBC) ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN