Đi tìm bạn gái vì nghĩ bị lừa dối, nam cảnh sát lạnh lùng gây thảm án ở quán bar

Nam cảnh sát thừa nhận bản thân bị chấn động tâm lý sau khi chứng kiến các đồng nghiệp bị các tên cướp bắn.

Cảnh sát là những người bảo vệ cuộc sống của người dân, truy lùng tội phạm. Thế nhưng, có những người chỉ vì một phút không làm chủ được mình hoặc những mâu thuẫn, cám dỗ trong cuộc sống đã gây nên những hành động khó chấp nhận. Tuyến bài Những cảnh sát vướng vòng lao lý sẽ cung cấp cho quý độc giả những câu chuyện đáng lên án về những viên cảnh sát thoái hóa, biến chất, tự biến mình thành tội phạm.

Chân dung nam cảnh sát khiến 10 người chết.

Chân dung nam cảnh sát khiến 10 người chết.

Án mạng khiến 10 người thiệt mạng

Năm 2010, khi các quán bar ở Siakago, cách thủ đô Nairobi (Kenya) 150km về phía đông bắc đang rộn ràng và đông khách thì một vụ nổ súng xảy ra. Vụ việc khiến cho 10 người tử vong. Trong số các nạn nhân bị trúng đạn có 2 người là cảnh sát và 8 dân thường. 

Khi nghe tiếng súng, nhiều người dân xung quanh nghĩ rằng chẳng có gì đáng sợ, có thể là tiếng pháo hoa mà những người theo Ấn Giáo tổ chức lễ hội ánh sáng Diwali. Đối tượng thực hiện vụ xả súng là Peter Karanja - nhân viên cảnh sát. Hai cảnh sát có mặt tại quán bar tử vong do nhận ra nghi phạm là đồng nghiệp nên cố gắng ngăn anh ta gây tội ác. Tuy nhiên, Peter vẫn không trấn tĩnh lại mà nã súng dẫn đến thảm kịch.

Hôm xảy ra sự việc, Peter Karanja đang làm nhiệm vụ thì nghe được thông tin bạn gái lừa dối mình. Trong cơn tức giận và không kiếm chế được cảm xúc, anh ta quyết định đi tìm bạn gái để làm rõ trắng đen. Để có cớ rời khỏi vị trí đang làm nhiệm vụ, Peter xin phép đi vệ sinh rồi đi xuống khu vực gần chợ cách đó 500m và xông vào một số quán bar để tìm bạn gái. Thời điểm đó, Peter đã có vợ và 3 con nhưng vẫn qua lại với cô gái này.

Tuy nhiên vì không tìm được nên người đàn ông này nã súng vào những người ở một số quán bar tại Siakgo. Cảnh sát đã nhanh chóng có mặt và truy đuổi nghi phạm. Khi khẩu súng hết đạn, Peter mới chịu đầu hàng cảnh sát.

Thẩm phán Florence Manyemi cho biết, bị cáo nổ súng vào các nạn nhân mà chẳng có lý do gì và họ cũng không có gì khiêu khích với Peter. Vị thẩm phán cho rằng, các bằng chứng thu thập được và từ các nhân chứng cho thấy bị cáo phạm tội giết người khủng khiếp. 

Thẩm phán Florence Manyemi nêu quan điểm bị cáo xứng đáng nhận bản án đủ sức răn đe dù không phải là tử hình.

Tâm lý bị ảnh hưởng dẫn đến những hành động đáng sợ?

Tại phiên tòa xét xử, Peter Karanja cho biết, bản thân bị chấn động sau khi chứng kiến 4 đồng nghiệp bị bắn, cướp hồi năm 1990. Kể từ đó, tâm lý không chỉ bị ảnh hưởng mà công việc cũng bị tác động. Chưa kể anh ta còn trở nên là người bạo lực 

"Bị cáo đôi khi tấn công cả vợ và con, nghĩ rằng họ là kẻ cướp", Peter Karanja nói. Bản thân bị cáo cũng cảm thấy hối hận và mong được khoan hồng. Theo Peter, anh ta là cha đơn thân, vợ đã qua đời năm 2012. Ở thời điểm hầu tòa, các con của anh chỉ còn cha là chỗ dựa.

Sau phiên tòa, nam cảnh sát  Peter Karanja phải lĩnh án 20 năm tù. Mức án tù được thẩm phán của tòa án tối cao ở Kenya đưa ra sau 10 năm xét xử và có 20 nhân chứng được triệu tập đến tòa. Thông qua luật sư của mình, Karanja đề nghị tòa đưa ra mức án không giam giữ để người đàn ông này có thể chăm sóc con cái đang ở tuổi đi học và có đứa con đang phải trị bệnh.

Vậy nhưng, tội ác của Peter Karanja là không thể dung thứ nên tòa vẫn quyết định mức án 20 năm tù. Sau khi bản án được đưa ra, Peter Karanja được áp giải về nhà tù, thụ án trong sự bảo vệ chặt chẽ của lực lượng an ninh.

------------------------

Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Những cảnh sát vướng vòng lao lý vào 13h00 ngày 15/2/2020 trên mục Pháp luật.

Nguồn: [Link nguồn]

Màn chối tội tinh vi của nữ cảnh sát giết người tình rồi đổ bê tông giấu xác

Phải rất khó khăn cảnh sát mới tách được thi thể khỏi khối bê tông rắn chắc. Khám nghiệm tử thi, các bác sĩ phát hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Việt Phong (Theo Standard, Citizen) ([Tên nguồn])
Cảnh sát vướng vòng lao lý Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN