Chuyện ít biết về hacker đầu tiên trong lịch sử nhân loại
1903 là năm mà thế giới bắt đầu biết đến danh xưng “hacker” sau vụ tấn công đáng nhớ nhất lịch sử internet của “ông tổ hacker”.
Hacker là thuật ngữ để nói về những người vô cùng giỏi trong công nghệ máy tính, đặc biệt là về bảo mật. Tuy nhiên, không ít người trong số họ sử dụng tài năng của mình để làm những điều phi pháp. Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến những thảm họa mà “hacker mũ đen” gây ra, từ những vụ trộm tiền với số lượng khổng lồ tới các thông tin mật bị đánh cắp rồi rao bán… Chân dung của những kẻ mang nỗi ám ảnh kinh hoàng với các chuyên gia bảo mật sẽ được làm rõ trong loạt bài “Những haker nguy hiểm nhất lịch sử” dưới đây. |
Nevil Maskelyne – “ông tổ” hacker của nhân loại
Vào năm 1903, trong một cuộc trình diễn máy điện báo không dây được thực hiện tại viện Hoàng gia, một nhân viên điện báo đã thực hiện gõ mã để gửi đi một bài thơ.
Thế nhưng thay vì nhận được bài thơ như kế hoạch ban đầu thì lại nhận được những thông điệp chế giễu tác gỉa và công nghệ mới được phát minh này.
Trên thực tế, nó đã bị hack. Dù không gây ra thiệt hại gì về kinh tế nhưng đây được xem là vụ "hack mạng" đầu tiên trong lịch sử.
Vụ hack lịch sử
Khoảng cuối thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học đã tìm ra bản chất của sóng điện từ và những khả năng của chúng nhưng chính Gugliemo Marconi (1874 – 1937) mới là người đầu tiên sử dụng chúng vào truyền tải thông tin (gọi là sóng vô tuyến).
Năm 1885, ông đã dùng sóng vô tuyến để mã hóa dấu gạch ngang và dấu chấm của mã Morse, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý thống nhất nhằm gửi tín hiệu cách xa vài cây số, qua đó khai sinh ngành điện báo vô tuyến.
Ông trở thành nhân vật nổi tiếng khi là chủ nhân giải Nobel vật lý năm 1909 với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành điện báo vô tuyến.
Ngày 1/6/1903, thí nghiệm của Marconi được trình diễn trước đông đảo các nhà khoa học và quan khách tại Viện Hoàng gia, London. Nhà vật lý Ambroise Fleming được chọn để nhận một tin nhắn với khoảng cách khoảng 483 km.
Mọi việc diễn ra có vẻ thuận lợi và nhóm nghiên cứu không phát hiện ra bất kỳ lỗi nào. Chỉ trừ, những tin nhắn mà dầu bên kia nhận được lại không như dự định, thay vào đó là những từ ngữ mà Nevil Maskelyne đã sử dụng kỹ thuật để can thiệp vào hệ thống và đổi nội dung theo ý mình.
Maskelyne sau đó được giới công nghệ đặc biệt quan tâm nhờ màn hạ bệ Marconi đầy ngoạn mục này.
Guglielmo Marconi bên tác phẩm bị Nevil Maskelyne chỉ ra nhiều lỗ hổng.
Tin tặc đầu tiên của nhân loại
Nevil Maskelyne (1863-1924) sinh ra trong gia đình nhiều đời làm về ảo thuật và có không ít những phát minh.
Ông cũng được biết đến như nhà phát minh giàu kinh nghiệm khi tạo ra máy phát tia lửa điện để đốt cháy thuốc súng ở khoảng cách xa và thậm chí đã thành công với việc truyền tin nhắn qua sóng radio từ trạm mặt đất đến một khinh khí cầu.
Tuy nhiên, những tham vọng của Maskelyne trong lĩnh vực điện báo vô tuyến bị bằng sáng chế của Marconi ngáng đường. Nhưng cuộc chơi vẫn chưa kết thúc, khi chính ông đã chứng minh được “phát kiến lịch sử” của nhà sáng chế người Ý đầy rẫy những lỗ hổng.
Trước khi thực sự tấn công đối thủ, Maskelyne đã phát triển công nghệ chặn tín hiệu khá đơn giản. Bằng chiếc anten 50 mét, ông dễ dàng can thiệp vào tin nhắn do công ty của Marconi gửi đi giữa các tàu trên biển mà không gây ra bất kỳ nghi ngại nào.
Lần nào phát biểu trước công chúng, Marconi cũng đều tỏ ra quá tự tin khi tuyên bố hệ thống điện báo không dây của ông vô cùng an toàn và đảm bảo tính riêng tư. Ông hứa cung cấp các “kênh bí mật” thay vì chỉ sử dụng một tần số nhất định như đang làm thời bấy giờ. Điều này đã khiến Maskelyne quyết định phải chứng minh thực tế hoàn toàn ngược lại bằng vụ hack lịch sử đó.
Maskelyne công khai đứng ra nhận trách nhiệm vụ việc này. Ông tự hào vì đã chỉ ra được những lỗ hổng trong phát minh mới. Theo Maskelyne, những việc làm của ông là vì lợi ích chung bởi công chúng cần phải biết sự thật.
-----------------
Mời độc giả đón đọc loạt bài tiếp theo Những hacker nguy hiểm nhất lịch sử vào 4h ngày 27/9/2017.
Được mô tả là “ông vua” của những mã độc, siêu hacker này là tên tội phạm mạng khét tiếng đang bị săn lùng gắt...