Cho người thân vay tiền chỉ thỏa thuận miệng, có đòi được không?

Sự kiện: Tin pháp luật

Về nguyên tắc vay tiền không lập văn bản, chỉ thỏa thuận miệng cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên.

Trong cuộc sống, không phải trường hợp nào cho vay cũng kèm theo giấy tờ. Ví dụ như cho bạn bè thân thiết, họ hàng vay tiền nhiều người “ngại” không hề có bất cứ một loại giấy tờ nào chứng minh.

Do đó, khi xảy ra vấn đề tranh chấp, nhiều người đã phải ngậm đắng nuốt cay mất số tiền cho vay. Thế nhưng, luật pháp cũng có những quy định bảo vệ quyền lợi những người cho vay không có giấy tờ chứng minh.

Theo đó, việc cho người khác vay tiền được xác định như một giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Vì vậy, việc vay tiền hoàn toàn có hiệu lực về pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản. Việc vay mượn có thể bằng lời nói, hành vi vẫn được coi như giao dịch được xác lập.

Tuy nhiên, vì là hợp đồng không lập thành văn bản nên việc chứng minh khoản vay là điều tương đối khó khăn. Không ít những trường hợp không chứng minh được giao dịch giữa bên vay và bên cho vay, hay tranh chấp về số tiền vay bởi không có chứng cứ, không có bất kì phương tiện nào ghi nhận giao dịch này.

Cụ thể, tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập…

Bởi vậy, người cho vay phải chứng minh được việc cho vay như ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác... Tất cả những điều này có thể làm căn cứ nếu xảy ra tranh chấp trước tòa.

Trường hợp không có bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng vay tài sản này, sẽ không có cơ sở để Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp.

Như vậy, để tránh việc chứng minh một cách rắc rối, pháp luật vẫn khuyến khích việc vay mượn phải có giấy tờ rõ ràng. Điều đó sẽ đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích của những chủ nợ.

Vụ anh truy sát 3 người nhà em gái: Vì món nợ hơn 3 tỷ đồng

Theo cơ quan công an, gia đình bà Hà đã nợ Hồng một số tiền lớn nhiều năm không trả, khiến hai bên đã nảy sinh mâu thuẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Bình ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN