Chánh án Nguyễn Hòa Bình xử vụ Hồ Duy Hải: “Không làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm”

Xét xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, phải xem xét khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Luật sư Trần Hồng Phong – luật sư bào chữa cho tử tù Hồ Duy Hải

Luật sư Trần Hồng Phong – luật sư bào chữa cho tử tù Hồ Duy Hải

Sáng 6/5, tại Hà Nội, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải (35 tuổi, trú tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị kết án tử hình về 2 tội "giết người" và "cướp tài sản" trong vụ án 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi (tỉnh Long An) tử vong.

Tại phiên toà, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên giám đốc thẩm đánh giá, vụ án Hồ Duy Hải là vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra từ tháng 1/2008, khiến 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi tử vong, gây bức xúc dư luận.

Vụ án đã qua 2 cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Sau đó đã có báo cáo về vụ án đến Văn phòng Chủ tịch nước và có quyết định tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Đến cuối năm 2019, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao mở phiên xét xử giám đốc thẩm để xem xét lại vụ án này.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, nhiệm vụ của phiên xét xử giám đốc thẩm là Hội đồng thẩm phán sẽ kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hợp pháp có căn cứ của các tài liệu đã có trong hồ sơ. Chủ yếu tập trung vào những tài liệu chứng cứ đã nêu trong kháng nghị của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngoài ra, hội đồng cũng xem xét và làm rõ những chứng cứ và tài liệu mới có thể được các cơ quan tố tụng, viện kiểm sát, luật sư trình bày với Hội đồng thẩm phán. Nếu những nội dung kháng nghị chưa làm rõ hết thì phiên tòa có thể kéo dài hơn 3 ngày.

Bà Loan cùng dì ruột và em gái tử tù Hồ Duy Hải ra Hà Nội chờ kết quả phiên giám đốc thẩm.

Bà Loan cùng dì ruột và em gái tử tù Hồ Duy Hải ra Hà Nội chờ kết quả phiên giám đốc thẩm.

Chánh án Tòa tối cao cũng khẳng định, yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Trao đổi với báo chí sau khi tham gia phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm sáng cùng ngày, ông Trần Hồng Phong, luật sư bào chữa cho tử tù Hồ Duy Hải cho biết, theo thông báo của chủ tọa, sáng nay, luật sư đã hoàn thành việc trình bày các chứng cứ mới, do vậy từ chiều luật sư không cần tham dự nữa.

Theo ông Phong, chiều nay, phiên giám đốc thẩm sẽ làm việc nội bộ, chủ yếu xem xét, đánh giá chứng cứ dựa trên hồ sơ vụ án. Ông Phong đã làm đơn đề nghị được tham gia đầy đủ 3 ngày diễn ra phiên giám đốc thẩm, tuy nhiên chủ tọa cho biết, đã trao đổi với hội đồng thẩm phán TAND Tối cao và xét thấy không cần thiết phải có mặt luật sư. Việc luật sư được mời tham dự và trình bày các chứng cứ mới trong khoảng 30 phút đã được ghi nhận.

Ông Phong thông tin thêm, ông đã gặp bộ phận văn thư để trình bày nhiều thông tin chứng cứ liên quan, nhằm góp phần giúp hội đồng thẩm phán có phán quyết tốt nhất. Ông hy vọng phiên tòa giám đốc thẩm sẽ xem xét một cách khách quan, có phán quyét tốt nhất đối với Hồ Duy Hải.

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹ tử tù Hồ Duy Hải hồi hộp từng giây chờ kết quả phiên giám đốc thẩm

Bà Nguyễn Thị Loan cùng con gái đã ra Hà Nội để theo dõi phiên tòa giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Kỳ án tử tù Hồ Duy Hải Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN