Bóc gỡ đường dây làm giả con dấu, tài liệu liên quan nhiều “shipper”

Sự kiện: Tin nóng

Từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020, lợi dụng dịch vụ giao hàng thu tiền hộ của Công ty TK, chủ tài khoản Phạm Thúy đã chuyển hàng trăm bưu phẩm có khả năng là giấy tờ tài liệu giả mạo cho các cá nhân trên cả nước, thu về số tiền khá lớn...

Chiều 12/6, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) cho biết đang đề nghị VKSND cùng cấp phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Hoài Thanh, Nguyễn Tấn Linh, Phạm Thiên Phi (cùng SN 1994, cùng quê xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) và Phạm Văn Đoàn (SN 1989, trú xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh ) về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Đây là các mắt xích trong một đường dây làm giả giấy tờ, tài liệu quy mô lớn, hoạt động ở nhiều địa phương trong cả nước.

Đối tượng Đoàn tại Công an quận Thanh Khê

Đối tượng Đoàn tại Công an quận Thanh Khê

Trước đó, công dân Nguyễn Hữu Quý (trú tổ 13, phường Hòa Khuê, quận Thanh Khê) đã mang một giấy đăng ký kết hôn, một sổ hộ khẩu đến UBND phường Hòa Khuê để đăng ký khai sinh cho con. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghi vấn những giấy tờ trên có dấu hiệu giả mạo nên đã trình báo Công an quận.

Qua làm việc, anh Quý khai nhận đang sống như vợ chồng với chị T.T.T.T (trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê) nhưng không đăng ký kết hôn và có một con chung. Theo quy định, trường hợp này vẫn được làm giấy khai sinh. Nhưng do thiếu hiểu biết, anh Quý nảy ra ý định nhờ người làm giấy tờ giả để đi đăng ký khai sinh cho con mình.

Các đối tượng liên quan đến đường dây làm giả con dấu, tài liệu vừa bị bắt giữ.

Các đối tượng liên quan đến đường dây làm giả con dấu, tài liệu vừa bị bắt giữ.

Từ thông tin tìm kiếm trên mạng xã hội, anh Quý liên lạc với một tài khoản Zalo tên Phạm Thúy. Chủ tài khoản này nhận làm cho anh Quý một giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với giá 3 triệu đồng, 1 sổ hộ khẩu có tên anh Quý và chị T với giá 3,5 triệu đồng. Anh Quý gửi các thông tin cá nhân cho tài khoản Phạm Thúy và 10 ngày sau nhận được các loại tài liệu làm giả, đồng thời thanh toán số tiền 6,5 triệu đồng thông qua dịch vụ thu hộ giao hàng.

Qua giám định, ngày 27/5/2020, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Đà Nẵng xác định giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và sổ hộ khẩu nói trên là giả.

Với quyết tâm ngăn chặn tội phạm làm giả giấy tờ tài liệu, phòng ngừa những vấn đề phức tạp liên quan đến việc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo của cơ quan, tổ chức, Thượng tá Trần Văn Tám, Trưởng Công an quận Thanh Khê đã yêu cầu Đội Cảnh sát hình sự Công an quận lập chuyên án đấu tranh.

Bóc gỡ đường dây làm giả con dấu, tài liệu liên quan nhiều “shipper” - 3

Một số tài liệu giả và các tang vật khác bị thu giữ

Một số tài liệu giả và các tang vật khác bị thu giữ

“Xác minh cho thấy, tài liệu giả mà anh Quý đặt mua được công ty giao nhận hàng T.K ở phường 4, quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận từ một người giao hàng hộ không rõ lai lịch.

Gói hàng này được người gửi kê khai là bức tranh thêu. Sau khi giao hàng tại Đà Nẵng giao cho anh Quý, công ty TK đã chuyển số tiền thu hộ vào một tài khoản ngân hàng mang tên Phạm Thúy, sau đó rút ra bằng thẻ ATM. Tiếp tục điều tra, chúng tôi xác định người mang tên Phạm Thúy là không có  thực. Các đối tượng đã dùng CMND giả mạo để mở tài khoản ngân hàng để giao dịch.

Từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020, lợi dụng dịch vụ giao hàng thu tiền hộ của Công ty TK, chủ tài khoản Phạm Thúy đã chuyển hàng trăm bưu phẩm có khả năng là giấy tờ tài liệu giả mạo cho các cá nhân trên cả nước, thu về số tiền khá lớn”- Đại úy Huỳnh Đình Trung, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Thanh Khê cho biết thêm.

Cuối tháng 5/2020, các trinh sát hình sự Công an quận Thanh Khê đã vào TP Hồ Chí Minh, lần theo từng manh mối nhỏ để làm rõ các đối tượng trong đường dây làm giả giấy tờ tài liệu. Bằng các biện pháp nghiệp vụ cơ quan Công an đã xác định đối tượng đứng sau tài khoản Zalo Phạm Thúy chính là Phạm Hoài Thanh.

Sau khi củng cố tài liệu, chứng cứ, với sự hỗ trợ của Công an quận Bình Tân, chiều ngày 9/6, Công an quận Thanh Khê đã thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối tượng này. Khám xét nơi ở của Thanh tại K47/39 Thăng Long, phường 4 quận Bình Tân, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ giả mạo, gồm 29 tài liệu giả mạo bản gốc và 54 bản sao y. Trong số này, có nhiều văn bằng tốt nghiệp ĐH, CMND, hộ khẩu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cả thẻ ngành CAND. Lực lượng Công an cũng phát hiện 4 thẻ ATM mà đối tượng thường sử dụng cùng một số tang vật khác có liên quan.

Đến ngày 10/6, Cơ quan Công an tiếp tục tạm giữ mắc xích phía trên Thanh trong đường dây làm giấy tờ giả là Nguyễn Tấn Linh. Khám xét chỗ ở của Linh tại phường 15, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ 4 con dấu, 84 văn bằng tài liệu giả. Cùng thời điểm trên, Cơ quan Công an cũng tạm giữ Phạm Thiên Phi là một đối tượng khác có giao dịch làm giấy tờ giả trực tiếp với Nguyễn Tấn Linh, thu giữ 11 văn bằng giả.

Qua đấu tranh, Công an quận Thanh Khê xác định đối tượng trực tiếp cung cấp tài liệu, giấy tờ giả để Linh và các mắc xích phía dưới tiêu thụ chính là Phạm Văn Đoàn. Ngày 11/6, Công an quận Thanh Khê đã bắt giữ đối tượng.

Khám xét chỗ ở của Đoàn tại phường An Phú Đông, quận 12 (TP Hồ Chí Minh), thu giữ 41 con dấu tròn của các cơ quan tổ chức, 240 giấy tờ tài liệu các loại làm giả, trong đó có 1 thẻ nhà báo, 200 phôi giấy các loại và 1 số dụng cụ để sản xuất tài liệu giả. Tuy nhiên, Đoàn cũng được xác định chỉ là một mắt xích trong đường dây lớn hơn và mới bắt đầu tự sản xuất các loại tài liệu, giấy tờ giả mạo. Ngày 12-6, các đối tượng này đã được di lý về Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.

Đáng chú ý, cả 4 đối tượng nói trên đều từ địa phương khác đến TP Hồ Chí Minh cư trú và mưu sinh với nghề giao hàng (shipper) bằng xe máy, trong đó Thanh cùng Linh và Phi là bạn học từ nhỏ. Trong quá trình giao nhận hàng, ban đầu Linh phát hiện Đoàn bán bằng cấp giả cho khách nên xin tham gia, sau đó tiếp tục mở rộng các chân rết phía dưới là Thanh và Linh để ăn tiền chênh lệch.

Để đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng cũng lợi dụng các “shipper” khác để giao hàng và thu tiền hộ và gửi tiền qua tài khoản ngân hàng nhằm giấu mặt, Chỉ tính từ đầu năm đến nay, riêng 4 đối tượng Đoàn, Linh, Thanh và Phi đã bán hàng trăm tài liệu, văn bằng chứng chỉ giả với số tiền giao dịch hàng tỷ đồng. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, xử lý.

Nguồn: [Link nguồn]

Trinh sát hóa cần thủ, shipper phá đường dây đánh bạc qua game đế chế của bầu ”Huấn”

Chuyên án đã được lập ra từ năm 2017, tuy nhiên, với thủ đoạn tinh vi của “bầu” Huấn và đồng bọn, ban chuyên án...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thân Lai ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN