Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Richard bị dẫn độ tới New Jersey và đối mặt với nguy cơ bị kết án tử hình cho việc bắt cóc, giết hại cậu bé Lindbergh.

Ngay sau khi cảnh sát phát hiện số tiền 14.000 đôla của đại tá Lindbergh chuẩn bị cho tên bắt cóc, Richard Hauptm đã bị bắt để thẩm vấn. Theo lời khai ban đầu, Richard khai rằng số tiền đó hắn nhận từ một đối tác kinh doanh tên là Isador Fisch, nhưng Fisch đã quay lại Đức vào tháng 12/1933.

Khám xét kỹ hơn, cảnh sát thu được trong xưởng gỗ cũ của Rochard những thanh thang giống như của chiếc thang được dùng trong vụ bắt cóc.

Richard được yêu cầu lấy mẫu chữ viết tay của hắn.

Sau hơn hai năm kể từ lần nghe thấy giọng nói của tên tống tiền ở nghĩa trang, đại tá Lindbergh vẫn nhớ như in giọng nói đó. Lindbergh xác nhận giọng nói của Richard chính là giọng nói mà mình đã từng nghe.

Richard bị buộc tội tống tiền ở New York và có nguy cơ bị dẫn độ về New Jersey để truy tố về tội bắt cóc.

Đại tá Lindbergh đã đứng ra làm chứng xác nhận giọng nói của Richard, cả Osborn chuyên gia giám định chữ viết tay. Ông đã xác nhận mẫu chữ viết trong bức thư để lại tại hiện trường năm đó chính là của Richard.

Một buổi điều trần sau đó đã được tổ chức tại New York. Ngài thẩm phán Hammer đã quyết định Richard sẽ bị dẫn độ về New Jersey. Hắn sẽ đối mặt với việc bị kết án bắt cóc và giết cậu bé Lindbergh.

Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ cuối) - 1

Rất đông người tham dự phiên tòa xét xử Richard

Richard được chuyển từ nhà tù ở New York đến trại tạm giam ở Flemington, lúc đó là 10h đêm. Trên các tuyến phố nơi chiếc xe dẫn độ đi qua, đèn được thắp sáng hơn mọi ngày, rất nhiều người đứng hai bền đường chăm chú theo dõi.

Xét xử

Phiên tòa xét xử Richard tại Flemington, New Jersey được mở tại một rạp xiếc với hàng trăm phóng viên và người dân có mặt. Số người tới Flemington nhiều gấp vài lần so với dân số tại đây.

Phiên tòa được chủ trì bởi Tổng chưởng lý của bang New Jersey, David T. Wilentz, 38 tuổi.

Tạp chí New York đã thuê luật sư Edward Reilly, một luật sư khá nổi tiếng ở Brooklyn bào chữa cho Richard trong vụ này. Hỗ trợ ông tại phiên tòa là C. Lloyd Fisher, một luật sư địa phương cũng khá có tiếng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong các vụ án hình sự.

Edward Reilly là một luật sư giỏi nhưng ông rất thích uống rượu. Edward được trả tới 25.000 đôla cho vụ này bởi tạp chí New York.

Trong phiên tòa xét xử, có rất nhiều bằng chứng thuyết phục để chứng minh Richard có liên quan đến vụ bắt cóc được đưa ra.

Đầu tiên, đó là số tiền 14.000 đôla được đại tá Lindbergh chuẩn bị giao cho tên bắt cóc tại nhà Richard. Theo lời khai ban đầu của Richard, số tiền này hắn nhận được từ một đối tác kinh doanh tên là  Isador Fisch, nhưng người này đã quay lại Đức vào tháng 12/1933 và mất tại Liepzig tháng 3/1934. Không còn ai ra làm chứng cho Richard ở bằng chứng này.

Thứ hai, đó là những thanh thang tại nhà hắn khớp với những thanh thang của chiếc thang trong vụ án.

Thứ ba, đó chính là xác nhận chữ viết trong bức thư đòi tiền chuộc năm đó chính là của Richard. Richard đẫ từng phủ nhận bằng chứng bất chấp kết quả đã được xác nhận bởi hai chuyên gia đáng tin cậy.

Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ cuối) - 2

Chiếc ghế điện thi hành án tử hình

Thêm một bằng chứng nữa, có một người cho biết họ đã nhìn thấy một người đàn trông giống Richard lái chiếc xe của mình cùng với cái thang xuất hiện gần khu nhà của đại tá Lindbergh tối hôm 1/3, đúng hôm xảy ra vụ bắt cóc. Tại tòa, Richard không thể cung cấp được bằng chứng ngoại phạm hôm xảy ra vụ bắt cốc và tối hôm hắn nhận tiền của đại tá Lindbergh tại nghĩa trang, nói đúng hơn hắn khai nhận hắn không nhớ chuyện gì xảy ra trong hai đêm đó.

Bản án

Sau 19 phiên tòa cùng với 162 nhân chứng, 11h30 thứ 4 ngày 13/2/1935, căn cứ vào những lá phiếu biểu quyết của bồi thẩm đoàn, Richard bị kết tội có liên quan đến vụ bắt cóc và giết hại cậu bé Lindbergh. Án tử hình được tuyên cho Richard, dự kiến thi hành án ngày 18/3/1935, nhưng vì một vài lý do, việc thi hành án sẽ được lùi tới tháng 6.

Sự đối đầu nhau trong cuộc tranh cử sắp điễn ra vào năm 1936 giữa Tổng chưởng lý Wilentz và Thống đốc Harold G. Hoffman chính là nguyên nhân khiến cho việc thi hành án đối với Richard bị hoãn lại. Trong thẩm quyền của mình, Harold đã quyết định hoãn thi hành án.

Richard đã làm đơn kháng cáo, những Hội đồng phúc thẩm đã bác bỏ đơn kháng cáo đó bất chấp việc Harold cũng là một thành viên của Hội đồng. Richard sẽ bị tử hình bằng ghế điện vào ngày  3/4/1936.

Ngày 22/11/1935, thời gian Richard được kháng cáo, đại tá Lindbergh cùng vợ và cậu con trai thứ 2 đi tàu sang Anh cho kì nghỉ của họ. Sau khi bản án dành cho Richard được tuyên, gia đình đại tá Lindbergh đã nhận được rất nhiều những bức thư đe dọa, trong số đó có cả việc đe dọa giết chết cậu con trai thứ hai của họ.  

Tuy kẻ được cho là hung thủ gây nên vụ bắt cóc và giết hại cậu bé Lindbergh đã chịu án tử hình. Vụ án coi như đã kết thúc. Nhưng vẫn còn có rất nhiều những cậu chuyện, những giả thiết được đặt ra xung quanh vụ bắt cóc con trai của người nổi tiếng như đại tá Lindbergh.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MT (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Bi kịch của gia đình Đại tá Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN