Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 2)
Một bức thư được để lại bên cửa sổ phòng cậu bé Lindbergh, tên bắt cóc yêu cầu một khoản tiền chuộc được xem là khiêm tốn so với gia đình đại tá Lindbergh: 50.000 đôla.
Cuộc điều tra được thực hiện ngay trong đêm hôm đó. Trên cửa sổ phòng cậu bé, có một chiếc phòng bì được để lại, Lindbergh đã phát hiện ra nó trước khi cảnh sát tới.
Trước khi chiếc phong bì được mở, cảnh sát cẩn thận lấy dấu vân tay để lại trên chiếc phòng bì. Nhân viên cảnh sát Schoeffel cẩn thận cắt chiếc phong bì bằng con dao nhíp của mình. Trong đó là một tờ giấy nhỏ được viết mực xanh:
“Ngài đại tá
Hãy chuẩn bị 50.000 đôla, với 25.000 đôla loại tiền 20 đôla, 15.000 đôla tiền 10 đôla và 10.000 đôla loại 5 đôla. Sau 2 đến 4 ngày, chúng tôi sẽ thông báo cho ông nơi giấu con trai ông.
Chúng tôi cảnh báo trước rằng, bất cứ thông báo nào với cảnh sát cũng sẽ khiến con trai ông gặp nguy hiểm."
Phía cuối bức thư cũng có chữ kí được để lại. Ở góc phía dưới bên phải có vẽ hai hình tròn được lồng vào nhau. Giữa hai vòng tròn được tô màu đỏ. Có ba lỗ bấm trên bức thư. Chỉ có duy nhất một vết bẩn nhỏ trên phong bì thư, không có dấu vân tay để lại.
Vài giờ sau khi vụ bắt cóc xảy ra, rất nhiều các phóng viên đã có mặt ở khu nhà của Lindbergh. Điều này gây nhiều bất lợi cho quá trình điều tra. Người quản gia của gia đình Lindbergh và vợ ông bận rộn với việc chuẩn bị bánh mì và cà phê cho cảnh sát, các phóng viên. Các đường dây điện thoại mới được bổ sung. Các tờ báo còn đặt cả trung tâm tạm thời ngay tại một khách sạn nhỏ ở Hopewell để theo dõi diễn biến cuộc điều tra.
Bức thư kẻ bắt cóc để lại
Đại tá Lindbergh và luật sư Breckinridge cho rằng cách tốt nhất để bọn bắt cóc thả cậu bé là chuẩn bị tiền và làm bất cứ điều gì chúng yêu cầu. Điều này khiến cho đại tá Schwarzkopf cảm thấy bất ngờ về đồng nghiệp của mình. Tuy biết Lindbergh không còn sự lựa chọn nào tốt hơn, nhưng bản thân Lindbergh cũng biết được rằng không thể nhân nhượng đồng ý theo yêu cầu của bọn bắt cóc.
Chỉ trong vài ngày, hàng ngàn bức thư đã được gửi đến Hopewell. Có ba nhân viên của sở cảnh sát nhận nhiệm vụ phân loại những lá thư này.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra. Thứ nhất, những kẻ bắt cóc là những kẻ chuyên nghiệp. Thứ hai, những kẻ bắt cóc khá quen với ngôi nhà, vị trí căn phòng nới cậu bé ngủ, và yêu cầu một khoản tiền chuộc khá khiêm tốn so với gia đình Lindbergh. Đại tá Schwarzkopf cho rằng những kẻ bắt cóc này không chuyên và có thể là băng nhóm tội phạm địa phương.
Ngày 4/3, bức thư đồi tiền chuộc lần thứ hai được gửi đến. Lindbergh bị cảnh cáo về sự tham gia của cảnh sát trong vụ này, và số tiền chuộc được nâng lên 70.000 đôla. Trên bức thư này vẫn có biểu tượng những vòng tròn được lồng vào nhau.
Vài ngày sau đó, một bức thư với nội dung tương tự được gửi đến văn phòng của luật sư Breckinridge. Có thể những kẻ bắt cóc sợ bức thư của chúng sẽ bị cảnh sát chặn.
Trong khi Lindbergh và những đồng nghiệp của mình đang gấp rút điều tra thì đại tá Lindbergh có những hành động riêng của mình bởi quá sốt ruột về sự biến mất của cậu con trai.
John F. Condo
Một tuần sau khi vụ bắt cóc xảy ra, John F. Condon đã đề xuất với Lindbergh một vài ý kiến nhằm giúp cuộc điều tra.
John F. Condo được biết đến như một người đàn ông hai tính cách, là một người đàn ông lập dị, hay khoe khoang và luôn coi mình là người quan trọng. Đồng thời ông cũng là một người tận tâm, hết mình với công việc trinh sát của mình. John Condo coi Lindbergh là thần tượng của mình, vì thế ông hi vọng mình có thể làm gì đó trong vụ án này.
John Condon là người trung gian trong cuộc đàm phán giữa Lindbergh và những kẻ bắt cóc. Linbergh chấp nhận yêu cầu của bọn bắt cóc.
Condon đặt một tin quảng cáo trong tờ báo New York, theo đó thông báo cho nhưng kẻ bắt cóc biết số tiền đã được chuẩn bị sẵn.
Ngày 12/3, Condon nhận được một lá thư chỉ dẫn được viết tay do một người lái taxi gửi đến. Không có khoản tiền chuộc trong tay, Condon vẫn hẹn với nhưng tên bắt cóc tại nghĩa trang Woodlawn, Bronx. Tên bắt cóc nói giọng Đức và yêu cầu khoản tiền chuộc. Condon yêu cầu được nhìn thấy cậu bé trước khi giao tiền. Tên bắt cóc hứa sẽ gửi cho Condon một bức ảnh chụp cậu bé đang ngủ vào sáng thứ 2.
Đúng như lời hứa của kẻ bắt cóc, sáng thứ 2, Condon nhận được bức ảnh chụp cậu bé Charles A. Lindbergh Jr đang ngủ. Một điểm hẹn mới cho cuộc trao đổi được sắp xếp.
Đêm 2/4/1932, một ngày một tháng kể từ khi cậu Lindbergh bị bắt có, Lindbergh đã lái xe đưa Condon đến vị trí đã hẹn, vẫn là một nghĩa trang. Condo một mình vào khu nghĩa trang trong khi Lindbergh đợi trong xe với một khẩu súng lục. Không có ai ở đó.
Người đàn ông nói giọng Đức đó liệu có xuất hiện? Hắn có thực sự là kẻ bắt cóc? Mời các bạn đón đọc Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM 09/03/2014.