Thịt gà luộc có màu hồng, ăn có sao không?

Chúng ta vẫn thường cho rằng, thịt gà sau khi nấu chín phải trắng hoàn toàn. Nếu như còn màu hồng, dù chỉ một ít cũng đồng nghĩa với việc thịt gà còn sống.

Tác dụng ít biết của thịt gà

Gà là loại gia cầm ít chất béo, ít calo và giàu protein. Thịt gà có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và rất tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là những lợi ích của thịt gà mà bạn không nên bỏ qua.

Giàu phốt pho: Thông tin trên báo Lao Động, một trong những lợi ích khác của thịt gà là nó rất giàu phốt pho, được coi là một khoáng chất thiết yếu có trách nhiệm nuôi dưỡng xương và răng của chúng ta. Ngoài ra, nó giúp thận, gan và duy trì mức độ hệ thống thần kinh trung ương của chúng ta một cách thích hợp.

Giàu protein: Thịt gà là một nguồn protein được coi là nạc và ít chất béo. Protein từ thịt gà được coi là chất cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và phát triển tối ưu. Loại đặc tính này sẽ giúp chúng ta có một trọng lượng khỏe mạnh và giảm cân.

Giúp giảm trầm cảm: Thịt gà rất giàu tryptophan, một loại axit amin được biết đến mang lại cảm giác thoải mái. Sau khi ăn các món từ gà, sẽ làm tăng mức serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng đáng kể.

Ăn thịt gà thường xuyên tránh tiêu xương: Khi già đi, chúng ta bắt đầu thấy xương bắt đầu hao mòn, yếu hơn. Việc ăn thịt gà có thể giúp chúng ta chống lại sự mất xương nhờ các protein trong nó được hấp thụ vào cơ thể của chúng ta.

Ngăn ngừa lão hóa sớm: Selen được coi là một chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm, và thịt gà rất giàu selen, giúp thực hiện quá trình trao đổi chất và hệ thống miễn dịch của chúng ta. Trong tự nhiên, không có nhiều thực phẩm giàu selen, nhưng thịt gà là một trong những thực phẩm có số lượng nhiều hơn cả, đó là lý do bạn nên bổ sung nó vào bữa ăn hàng ngày.

Tăng cường sự trao đổi chất: Nhiều người không biết rằng thịt gà là một nguồn giàu vitamin B6, một chất dinh dưỡng thúc đẩy các enzym và các phản ứng trao đổi chất của tế bào, hay còn gọi là quá trình metyl hóa, giữ cho các mạch máu khỏe mạnh.

Tốt cho mắt: Thịt gà rất giàu retinol, alpha và beta carotene, lycopene và tất cả các dẫn xuất của vitamin A, rất cần thiết cho sức khỏe thị giác tối ưu.

Thịt gà luộc có màu hồng, ăn có sao không?

Dù không gây hại nhưng phần màu đỏ hồng này cũng làm miếng thịt gà của bạn mất thẩm mỹ, khiến bạn không còn ngon miệng. Ảnh minh họa.

Dù không gây hại nhưng phần màu đỏ hồng này cũng làm miếng thịt gà của bạn mất thẩm mỹ, khiến bạn không còn ngon miệng. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho biết, sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra độ chín của gà là cách tốt nhất để đảm bảo gà đã chín, an toàn để ăn .

Các nhà nghiên cứu cho biết nhìn màu thịt bên trong gà để kiểm tra độ chín sẽ không đảm bảo an toàn.

Thịt gia cầm nấu chín một cách an toàn có thể đổi màu từ trắng sang hồng đến vàng sẫm, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Các nhà nghiên cứu cũng báo cáo vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt gà ngay cả sau khi nấu, do đó cần tăng cường kiểm tra an toàn khi luộc hoặc chiên, nướng gà.

Mặc dù dùng nhiệt kế là hiệu quả nhất, nhưng rất ít người sử dụng. Các nhà nghiên cứu báo cáo chỉ 1/75 hộ gia đình sử dụng nhiệt kế trong khi luộc hoặc chiên, nướng gà.

Theo tiến sỹ Greg Blonder - Tác giả của nhiều cuốn sách chuyên đề thực phẩm cho biết màu đỏ hồng từ thịt hay dịch màu đỏ hồng chảy ra khi chặt gà không phải là do thịt gà chưa chín.

Nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng này là do myoglobin - một protein có trong xương gà, phản ứng với không khí trong quá trình nấu.

Hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở những con gà tơ, do cấu trúc xương và da của chúng chưa vững chắc nên máu từ tủy xương dễ thấm vào thịt gà khi nấu, khiến thịt có màu hồng và xương đậm màu.

Những miếng thịt gà có màu đỏ như vậy vẫn hoàn toàn có thể ăn mà không gây ảnh hưởng sức khỏe.

Điều gì xảy ra nếu ăn thịt gà chưa nấu chín?

Theo Thanh Niên, ăn thịt gà chưa nấu chín gây bệnh dẫn đến sốt cao, rối loạn tiêu hóa và mất nước. Dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng Caroline West Passerrello, phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Ẩm thực Mỹ, cho biết điều gì xảy ra nếu bị nhiễm khuẩn từ gà chưa được nấu chín, theo Health Line.

Nhiễm Salmonella: Nhiễm Salmonella có thể gây tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày bắt đầu từ 6 giờ - 6 ngày sau khi nhiễm. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 4 - 7 ngày.

Nhiễm Campylobacter: Người bị nhiễm Campylobacter trải qua các triệu chứng tương tự, bắt đầu từ 2 - 5 ngày sau khi nhiễm và kéo dài đến một tuần. Cũng có thể buồn nôn và nôn.

Nhiễm C. perfringens: C. perfringens có thể gây tiêu chảy và co thắt ruột trong vòng 6 - 24 giờ, thường là 8 - 12 giờ. Bệnh thường bắt đầu đột ngột và kéo dài trong vòng 24 giờ, nhưng nôn và sốt, theo Health Line.

Cách luộc gà không xuất hiện phần màu đỏ hồng?

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA bạn nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đo nhiệt độ phần sâu nhất bên trong đùi hay phần dày nhất của ức gà. Nếu nhiệt độ từ 74 độ C trở lên thì thịt gà đã an toàn để ăn.

Theo cách dân gian thì bạn có thể dùng tăm hay đũa chọt vào thịt gà, nếu không có dịch hồng chảy ra là gà đã chín.

Bạn có thể làm chúng không xuất hiện bằng mẹo nhỏ sau:

- Rút xương gà trước khi chế biến.

- Ướp thịt gà với với giấm, cam hoặc quýt trước khi nấu. Cách làm này sẽ làm thay đổi nồng độ PH trong nước luộc gà và khiến myoglobin không phản ứng nữa.

Vậy là bạn đã biết vì sao thịt gà khi luộc lại có dịch hồng chảy ra rồi, đó không phải máu đâu và bạn có thể yên tâm thưởng thức nhé!

Nguồn: [Link nguồn]

Ít ăn 3 phần thịt gà này, cơ thể sẽ “cảm ơn” bạn

Nghiên cứu của Oxford: Thường xuyên ăn thịt gà tăng nguy cơ mắc 3 loại ung thư?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN