Nhiều người Việt tàn phá bản thân vì thói quen ăn uống ngược đời

Theo tính toán, người dân khu vực đồng bằng Sông Hồng ăn thịt nhiều nhất cả nước. Lượng thịt người Việt ăn vào người tăng gấp 8 lần chỉ trong 25 năm.

Người dân khu vực đồng bằng sông Hồng ăn thịt nhiều nhất

GS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết 

khẩu phần ăncủa người Việt hiện thay đổi rất nhiều, với mức tiêu thụ thịt tăng mạnh. Năm 1985 trung bình mỗi người một ngày ăn dưới 14g thịt, năm 2005 tăng lên 62g, năm 2010 tăng đến 85g.

Nhiều người Việt tàn phá bản thân vì thói quen ăn uống ngược đời - 1

Với người Việt Nam, nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu 18-20 g một ngày

Mức tiêu thụ thịt của người dân ở nông thôn bằng 2/3 người thành thị. Người dân khu vực đồng bằng sông Hồng ăn thịt nhiều nhất.

Trong khi đó, dù được khuyến khích bởi rất nhiều lợi ích có trong các món thực phẩm chế biến từ cá, nhưng người Việt ngày nay rất ít ăn món này. Năm 1985 trung bình mỗi người một ngày tiêu thụ khoảng 40g cá, sau 25 năm chỉ tăng lên đến 60g. Lượng trứng, sữa ăn tăng gấp 20 lần, phần lớn là người già, trẻ nhỏ dùng.

Khẩu phần ăn của người Việt hiện nay cũng thay đổi rất nhiều. Mức tiêu thụ gạo giảm và tăng lương thực khác như bánh mì, bột mì. Các thực phẩm truyền thống có chất bột từ khoai củ giảm 10 lần.

Hơn 57% người Việt trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây

Trong khi đó, điều tra mới nhất của Bộ Y tế cho thấy: Lượng tiêu thụ rau xanh mỗi người chỉ ăn khoảng 200 g một ngày, giảm so với vài chục năm trước và chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nam giới lười ăn rau xanh hơn phụ nữ.

Theo WHO, chế độ ăn không hợp lý hiện nay thường là ăn nhiều năng lượng, nhiều thịt, béo, đường, muối nhưng lại ít trái cây và rau. Việc ăn nhiều muối làm tăng huyết áp.

Ăn dư thừa chất bột đường có thể phá hủy quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tăng đường huyết và cholesterol trong máu, tích tụ chất béo quanh gan, giảm chức năng tuyến tuỵ. Cơ thể bổ sung nhiều protein làm tích mỡ, tạo gánh nặng cho thận. Thừa protein động vật nhiều purin gây tăng axit uric máu, tăng nguy cơ bệnh gút và ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, ăn ít rau xanh và trái cây liên quan đến 19% trường hợp ung thư dạ dày và ruột, 31% bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ và 11% đột quỵ.

Dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh là ưu tiên hàng đầu dự phòng bệnh không lây nhiễm

Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, hầu hết là bệnh liên quan đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng.

"Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77% trường hợp tử vong do tất cả nguyên nhân. Chi phí điều trị bệnh không lây nhiễm cao gấp 40-50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ biến chứng" - Bộ Y tế cho biết.

TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, nếu một người ăn đủ 5 suất rau, tương đương 400g rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.

Mỗi suất rau hoặc trái cây 80g tương đương với một trái chuối, táo, kiwi cỡ vừa hay một bát rau xanh, nửa cốc nước ép rau quả.

Với người Việt Nam, nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu 18-20 g một ngày (khoảng 300g rau và 100g quả chín). Nếu ăn quá nhu cầu chất xơ sẽ gây đầy hơi, trướng bụng, kém hấp thu một số chất vi khoáng. Nhu cầu khuyến nghị chất xơ cho người thừa cân béo phì là bằng nhu cầu của người bình thường cộng thêm 14g nữa.

Các chuyên gia khẳng định dinh dưỡng hợp lý và thực phẩm lành mạnh là ưu tiên hàng đầu trong dự phòng kiểm soát bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe người dân.

Thói quen thích mạnh tay với loại gia vị này đẩy nhiều người Việt gần hơn với cửa tử

Gần 90% số người Việt nấu ăn luôn cho loại gia vị này vào thực phẩm khi chuẩn bị chế biến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo T.Nguyên ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN