Loài hải sản tên vừa xấu vừa chán, nhưng ăn ngon nức tiếng, đem ngâm rượu uống thì "yêu" cả ngày không mệt

Loài hải sản có tên xấu dã man, nhưng làm món ăn ngon lạ kỳ, đặc biệt hấp dẫn là thứ rượu ông uống bà khen.

Loài hải sản tên đã xấu, nghe còn thấy buồnLoài hải sản đó là con Ngán, tên xấu nghe đã buồn nẫu nhưng lại có sức quyến rũ thực khách lạ kỳ khi chế biến thành món ăn ngon.

Chị Đặng Hồng (Hà Nội) chia sẻ, lần đầu tiên biết đến loài hải sản này khoảng 20 năm trước khi cậu bạn miền biển khôn lanh "rách giời rơi xuống" mời tiệc sinh nhật ở Phố Ẩm Thực Hà Nội. Tiệc sinh nhật hoành tráng, kết thúc là món cháo Ngán rất ngon.

Loài hải sản nghe tên xấu, buồn chính là con Ngán. Ảnh minh họa.

Loài hải sản nghe tên xấu, buồn chính là con Ngán. Ảnh minh họa.

Cháo đựng trong bát thơm nức hành phi, rau thơm. Húp thìa cháo Ngán thấy gạo nhuyễn mềm môi, nước ngọt thanh, cay vị hạt tiêu... và gần hết bát cháo mới thấy 2 cái ruột Ngán tròn núng nính to cỡ quả quất, màu nâu, có cái vòi nhỏ xíu thò ra khiến ruột còn Ngán trông như hạt đậu to đang nảy mầm rất ngộ nghĩnh.

Nhưng cái hạt đậu nảy mầm ấy cho vào miệng cắn nhẹ, dịch Ngán vỡ òa ra cùng vị ngon ngọt lạ lùng, ngậy ngậy khó tả. Và khó quên hơn cả là lúc tính tiền 10.000 đ/bát (khoảng 100.000đ bây giờ). Con Ngán đánh dấu giá trị của nó với chị Đặng Hồng từ đó.

Mãi khi chị có dịp về Quảng Ninh - mới có dịp được "gặp lại Ngán", mới biết nó đắt vì rất hiếm và chỉ xứ Quảng Ninh mới có. Ngán sống trong bùn, ăn than mà lớn nên ruột nó cũng có mầu nâu đen.

Lần khác đi công tác ở Thái Thụy (Thái Bình), có dịp đi chợ biển thấy có người bán rổ "hến" lạ. Hỏi mua thì cô ấy bảo: "Là con Ngán chứ không phải hến, mà ngon lắm. Em cũng chỉ có ngần này thôi. Mọi khi toàn bán cho mối buôn, nay nhà họ có tang nên không nhập mới bán chợ thế này".

Những con Ngán này bé, khoảng 30 con/kg và giá không đắt, càng không phải Ngán xịn Quảng Ninh. Chị Đặng Hồng mua tất về làm quà cho mỗi nhà một ít, nấu canh chua ngon hơn cả canh chua Ngao, ai ăn cũng khen nức nở và ngỏ ý nhờ lần sau mua thêm nhiều hơn. Sau lần đó chị có qua chợ hải sản đó vài lần, dù có ý tìm nhưng không bao giờ gặp Ngán ở chợ đó nữa.

Mãi tới khi đi công tác ở Thủy Nguyên (Hải Phòng), chị được đối tác chiêu đãi món rượu Ngán phục vụ tại bàn. Nhân viên mang đến vài con Ngán tươi, to vừa lòng bàn tay, được buộc chặt trong dây chun. Con Ngán được nhúng vào nước đang sôi vài giây rồi vớt ra, tháo chun, cạy miệng. Nhân viên khéo léo lia mũi dao một vòng rồi đổ ruột ngán vào bình rượu, rồi dùng thìa dầm con Ngán ra khuấy lên.

Cốc rượu lập tức bừng lên màu huyết rất kỳ lạ. Nâng ly lên thấy vị mằn mặn, nhằm nhặm, ngòn ngọt rất khó tả - nhưng đặc biệt là không tanh và rất ấn tượng. Nhân viên nói người vùng biển gọi đây là loại rượu ông uống bà khen, vì dương khí trong rượu Ngán rất mạnh, có tác dụng bồi bổ và tăng cường sinh lực cho cơ thể.

Đầu tháng 12/2021 tình cờ trở lại Thủy Nguyên làm việc, vào một nhà hàng hải sản thấy có 6 con Ngán cỡ 12 con/ kg, bán với giá 50 ngàn đ/con, quá đắt. Chị lang thang ra chợ mới thấy Ngán khá nhiều và không đắt so với giá trên mạng và nhà hàng. Còn được lãi vì cô bán hàng "bồi dưỡng kiến thức" phân biệt Ngán già và Ngán trẻ, Ngán Quảng Ninh, Ngán Hải Phòng và Ngán miền Nam.

Theo đó Ngán ngon nhất chính là Ngán trẻ Quảng Ninh, vỏ mỏng, vân đều màu trắng xám. Chị mua 300 ngàn đồng được 1,2kg loại 15 con. Thứ đến là Ngán già cũng ở Quảng Ninh có màu hơi đen, phần góc nhọn nhẵn thín, giá 200 ngàn đ/kg loại 12 con/kg. Ngán Hải Phòng và Ngán miền Nam vỏ hơi vàng, sần sùi, vân không đều và... ăn phí tiền... Ở Việt Nam con Ngán to và ăn được duy nhất ở khu vực cửa sông Bạch Đằng - giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. - là đặc sản của xứ này, và nghe nói ngon nhất là giống Ngán sinh ra ở khu vực đầm nhà Mạc.

Mớ Ngán đó đem về, ngâm rửa, làm sạch nấu cháo cho cả nhà ăn. Trong cái lạnh 15 độ C nhấm nháp từng thìa cháo Ngán cay thơm, ngọt ngậy quyến rũ lạ lùng, càng biết ơn tạo hóa vì ban tặng cho loài hải sản xấu tên nhưng ngon miệng cho con người. Trong những ngày dịch dã đã cho chị Hồng có thời gian ngồi cùng gia đình thưởng thức món ăn từ Ngán ngon tuyệt vời.

Loài hải sản tên xấu đã bóc vỏ trông rất ngon mắt. Ảnh minh họa.

Loài hải sản tên xấu đã bóc vỏ trông rất ngon mắt. Ảnh minh họa.

Món ngon từ loài hải sản tên xấu

Con Ngán lớn hơn con ngao, vỏ sần sùi màu trắng xám, sống sâu dưới lớp cát. Ở dưới nước Ngán thò chiếc xúc tu to và dài để thở và kiếm thức ăn, thấy mặt nước động là chui nhanh xuống dưới bùn để trốn.

Thịt Ngán rất giàu dinh dưỡng, đủ các chất protit, gluxit, lipit, nhiều vitamin và những chất khoáng khác. Các món ngon từ ngán như sau:

Ngán nướng mỡ hành

Nguyên liệu:

1 kg ngán cỡ vừa.

50 gr đậu phộng rang chín, giã giập.

Hành tươi xắt nhỏ, 1 muỗng hành khô phi vàng, 1 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh dầu ăn.

Cách làm:

Ngán ngâm trong nước gạo cho nhả hết cát và mặn, dùng bàn chải đánh rửa, để ráo.

Đun nóng dầu, cho dầu hào, hành tươi vào đun sôi.

Dùng mũi dao nhọn tách đôi vo Ngán, xếp vào vỉ nướng, rưới nước xốt dầu hào lên rồi cho vào lửa (hoặc lò vi sóng) nướng chín.

Bày Ngán ra đĩa, rắc đậu phộng, hành khô và thưởng thức với muối tiêu chanh.

Món canh chua nấu từ loài hải sản tên xấu

Nguyên liệu:

Con ngán loại nhỏ: 200 gr

Giò sống: 50 gr

Cà chua 3 quả, hành khô 1 củ, me 1 quả vừa, hành hoa, thìa là, nước mắm.

Cách làm:

Ngán nước muối vài tiếng để sạch bùn cát, rồi chà rửa sạch, cho vào nồi luộc đến khi há hết miệng.

Phi thơm hành khô băm nhỏ với một xíu dầu ăn, cho ruột ngán vào xào qua 1 phút. Nêm mắm cho ruột Ngán thơm (Ngán to thì nên xúc ra đĩa để riêng).

Nhặt bỏ vỏ Ngán, lấy ruột.

Lọc nước luộc ngán, bỏ cặn.

Cho cà chua, chút nước Ngán luộc vào xào cho cà chua chín mềm thì dầm nát để tạo màu cho bát canh thêm đẹp.

Gạn nước luộc ngán vào nồi. Cho tiếp mẹ vào đun tới sôi thì xúc từng thìa giò sống thả vào nồi nước.

Khoảng 2 phút thì me mềm, vớt ra dầm nát. Lọc nước me đổ vào nồi canh.

Lúc này giò đã chín nổi lên mặt nước. Rắc hành hoa, thìa là thái nhỏ vào rồi tắt bếp.

Rượu ngâm từ loài hải tên xấu được phái mày râu ca tụng là ông uống bà khen. Ảnh minh họa.

Rượu ngâm từ loài hải tên xấu được phái mày râu ca tụng là ông uống bà khen. Ảnh minh họa.

Cháo ngán

Nguyên liệu:

Ngán 1-2 con.

Hành lá, hành củ phi, rau răm, tía tô, gạo, tiêu đen tiêu đen (thơm hơn tiêu sọ, nhưng không cay bằng).

Cách làm:

Cắt gân con ngán hoặc trần nước sôi rồi lấy nhân, băm nhỏ.

Gạo ninh thành cháo trắng nhừ (không dùng gạo rang).

Đầu hành lá (phần màu trắng) và hạt tiêu giã nhỏ.

Phi thơm hành củ với dầu ăn (hoặc mỡ heo), trút thị Ngán đã băm nhỏ vào xào lửa to để Ngán không ra nước và chỉ vừa chín tới.

Nêm nước mắm, có thể thêm mì chính, nhưng không dùng (tránh dùng bột nêm, bột canh vì làm hỏng hương vị của cháo).

Trút ngay Ngán đã xào vào nồi cháo rồi tắt bếp. Trẻ nhỏ ăn dặm thì cho ăn cháo Ngán, người lớn khi ăn rắc thêm hành phi, rau răm, hành lá, tiêu xay.

Các món ăn với Ngán cần ăn khi còn nóng để cảm nhận được hương vị tuyệt vời của nó.

Rượu ngán

Nguyên liệu:

Ngán nhỡ loại không non quá, không già quá: 0,5kg

Rượu (tùy ý)

Cách làm:

Ngán ngâm nước gạo cho nhả hết cát và chất mặn, cọ rửa sạch vỏ, để ráo, buộc lạt/chun cho chặt miệng con ngán.

Đun nồi nước sôi thả Ngán vào chừng 30-40 giây thì bắc xuống. Cho Ngán vào bát, tách vỏ bằng dao rồi thả cả ruột Ngán và nước trong con Ngán chảy ra vào cốc rượu (cốc to dùng khoảng 2-3con).

Đổ rượu trắng vào cốc. Dùng đũa chọc nhẹ phần ruột ngán (chỗ màu đen được cho là gan ngán) cho bọng gan vỡ ra. Tiết Ngán màu đỏ thẫm, cái khéo là tách bầu tiết ra khỏi thân ngán phải nhẹ nhàng, không được để bầu tiết vỡ. Cho bầu tiết vào trong một chiếc cốc thuỷ tinh, đổ rượu trắng vào cốc, dùng dụng cụ đánh trứng để đánh tan cho tiết Ngán hoà tan trong rượu , thành màu đỏ nhạt.

Rượu Ngán khi uống vị cay, ngọt, thơm rất đặc trưng.

Ngán biển là hải sản quen thuộc của người vùng biển, được chế biến thành rất nhiều các món ăn khác nhau để đem lại khẩu vị mới lạ, làm phong phú bữa ăn gia đình mình.

Chờ nước sôi trở lại, sau đó cho ngán và nước ngán vào rồi tắt bếp.

Nguồn: [Link nguồn]

Tuyệt chiêu khử tanh hải sản khi luộc hấp và mùi bám trên tay sau khi ăn trong phút mốt

Cua ghẹ, hải sản nhiều người thích ăn, nhưng lại ngại vì mùi tanh lưu lại rất lâu ở tay, miệng người ăn, khiến bát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN