Ăn gì để giữ ấm cơ thể trong ngày giá rét?
Thật bất ngờ là các loại thực phẩm cũng có thể giữ ấm cơ thể hữu hiệu trong thời tiết giá rét. Dưới đây là những loại đồ ăn bạn đừng nên bỏ qua trong những ngày nhiệt độ dưới 7 độ C như thế này.
Mật ong
Mật ong cũng là thực phẩm cực kỳ hữu ích trong mùa đông lạnh. Như kinh nghiệm nhiều người vẫn làm, dùng mật ong trộn chanh trong nước ấm uống mỗi ngày sẽ góp phần tăng miễn dịch, chữa đau họng hiệu quả.
Vào những ngày trời lạnh giá, việc đảm bảo cho cơ thể có nguồn năng lượng để cảm thấy ấm người vô cùng quan trọng. Bởi trong mật ong có chứa các loại đường có cấu trúc hóa học đơn giản.
Mật ong không giống như đường chúng ta vẫn ăn, nó là sự kết hợp riêng rẽ của tỷ lệ glucose và fructose ở mức 3/4. Nhờ vậy mà đường này đi vào mạch máu không qua bước tạo thành sucrose như đường trắng. Do vậy, nguồn năng lượng đi thẳng vào cơ thể rất hữu ích trong những ngày giá lạnh.
Các loại thịt
Các loại thịt có hàm lượng các chất protein và carbon hydrat dồi dào trong các loại thịt trên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Các loại thịt có hàm lượng giàu protein gồm: Thịt bò, thịt trâu, thịt bê, sườn lợn, thịt gà, các loại cá…
Các loại hải sản giàu i-ốt
Các thực phẩm từ hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì. Đồng thời các món ăn được chế biến từ hải sản cũng nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy cơ thể con người sinh nhiệt, chống giá rét. Các loại hải sản giàu i-ốt có nhiều trong: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…
Rượu vang đỏ
Đừng bỏ qua rượu vang đỏ nếu muốn giữ ấm cơ thể. Ảnh minh họa
Những người uống một ly rượu vang nhỏ vào ban đêm có thể ngăn ngừa được tình trạng sổ mũi trong mùa lạnh. Theo báo cáo của tờ Daily Mail, một lượng rất nhỏ hợp chất resveratrol có trong rượu vang có thể làm dịu đi sự khó chịu khi bạn bị tắc mũi do cảm lạnh.
Tỏi
Tỏi có chút mùi hơi khó chịu nhưng nó được mệnh danh là thực phẩm và là kháng sinh hữu ích với con người. Những ngày lạnh giá, nếu cho vào món ăn một chút tỏi sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi mà giúp phòng bệnh hiệu quả.
Tỏi giúp chữa cảm lạnh, phòng cảm cúm. Thậm chí, tỏi đen còn rất hữu hiệu cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ung thư. Ăn một tép tỏi sau khi bạn vừa ở ngoài về để làm ấm cơ thể. Đây là một phương thuốc cổ xưa giúp cứu cảm lạnh nhanh chóng. Vào mùa đông lạnh giá, ăn 3-4 tép tỏi trong ngày, cơ thể sẽ không lạnh.
Quế, tiêu
Quế và tiêu được coi là những gia vị quan trọng trong thực phẩm để giữ ấm cơ thể. Tiêu được cho vào các món ăn, đặc biệt là khi ăn cháo hoặc các món có mùi tanh. Quế có vị ngọt để cho vào lẩu, nước dùng để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, trà quế sẽ đượm mùi ấm ấp và nồng nàn cho cơ thể bớt lạnh ngày trở rét.
Tiêu có tính nóng, giúp ủ ấm cơ thể. Độ hăng cay càng nhiều, độ ấm càng cao. Tuy nhiên, đây là thực phẩm có độ cay ảnh hưởng dạ dày nên dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt tiêu hữu ích với người bị bệnh hen nhất là khi trở trời. Bạn chỉ cần rắc ít tiêu trên món ăn đã đủ để bảo vệ sức khỏe.
Gừng
Gừng là thứ truyền thống, thông dụng được dùng để giữ ấm khi trời lạnh. Ảnh minh họa
Gừng là lựa chọn hàng đầu cho bạn có được cơ thể ấm áp trong những ngày giá lạnh. Theo Đông y, gừng có vị cay tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Cảm giác ngậm gừng khiến cổ họng có được sự nồng nàn để xua tan những cơn gió lạnh tạt qua. Gừng được cho vào các thực phẩm cũng là cách hỗ trợ miễn dịch và tăng cường hệ tiêu hóa.
Ngoài việc cho gừng vào đồ ăn thì trà gừng hoặc nước gừng nóng cũng giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết và tránh được lạnh. Nếu bạn đang bị cảm lạnh, có thể uống nước cam hoặc quýt nóng cho thêm lát gừng tươi dã nhuyễn sẽ là cứu cánh để sớm khỏi viêm họng và cảm giác mệt mỏi.