Thực hư việc ăn gạo nếp béo hơn ăn gạo tẻ

Sự kiện: Sống khỏe

Nhiều người cho rằng nên kiêng ăn gạo nếp vì nó có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn gạo tẻ và sẽ gây béo.

Chia sẻ với phóng viên về điều này, PGS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói: “Không có chuyện ăn gạo nếp béo hơn ăn gạo tẻ”.

Thực hư việc ăn gạo nếp béo hơn ăn gạo tẻ - 1

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Theo bà Lâm, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

PGS Nguyễn Thị Lâm dẫn chứng: Trong 100g gạo nếp có 344kcal, trong khi cùng 100g gạo tẻ có 350kcal. Nhưng khi ăn cùng một bát, cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất hạt dẻo, dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc.

“Đó chính là lý do người ta ăn cơm nếp có cảm giác no hơn và béo hơn khi ăn cơm tẻ song nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau này”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, việc ăn nhiều hay ăn ít cơm nếp phụ thuộc vào thói quen, sở thích chứ ăn cơm nếp nhiều không ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí ngược lại, cơm nếp có lợi cho sức khoẻ. Nhiều người thậm chí ăn cơm nếp thay cơm tẻ.

Thực hư việc ăn gạo nếp béo hơn ăn gạo tẻ - 2

Sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan về độ dính và độ dẻo.

Gạo nếp mang lại rất nhiều lợi ích cả về dinh dưỡng lẫn chữa bệnh, tuy nhiên chuyên gia vẫn khuyến cáo mọi người khi dùng gạo nếp cần lưu ý.

Cụ thể: Gạo nếp vốn chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng, tuy nhiên chất amilopectin này lại hay gây nên chứng khó tiêu. Vì vậy, trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp.

Ngoài ra, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Trong đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.

Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. 

Thực hư cỏ lúa mì, gạo lứt diệt tế bào ung thư

Không phủ nhận công dụng của cỏ lúa mì, gạo lứt, muối mè…, nhưng cách truyền bá, thổi phồng công dụng “chữa ung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN