Đại gia Hà Nội săn lùng “đệ nhất trà” giá 10 triệu đồng/kg

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

“Thiên cổ đệ nhất trà” có giá bán trên thị trường dao động từ 7 – 10 triệu đồng/kg. Đây là một trong những loại trà đắt nhất Việt Nam nhưng không phải ai có tiền cũng mua được.

Trà sen Tây Hồ từ lâu được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”, là loại trà tinh tế nhất của Việt Nam mà không nước nào trên thế giới có được. Hàng năm, cứ vào mùa sen nở, làng sen Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội) lại tấp nập vào vụ sản xuất và độc quyền loại trà đặc biệt này.

Dựa theo phương thức ướp trà, trà sen được chia làm 2 loại là trà truyền thống và trà ướp xổi.

Trà sen ướp xổi là loại trà mới được làm cách đây 2 – 3 năm. Cách ướp đơn giản, trà được bỏ vào trong bông sen sau đó dùng lá sen bọc chặt bên ngoài. Bông sen sau khi bọc chè sẽ được cắm 1 đêm cho hương sen thấm đều vào chè. Loại trà sen này được làm nhiều vào chính vụ sen tháng 6 – 8 hàng năm, giá bán lẻ khoảng 35.000 đồng/bông (pha được 2 ấm trà).

Những bông sen ưu tú nhất được chọn từ tháng 7 để tạo ra lọai trà thượng hạng.

Những bông sen ưu tú nhất được chọn từ tháng 7 để tạo ra lọai trà thượng hạng.

Để làm ra một kg trà này, nghệ nhân cần tới 1000 – 1200 bông sen.

Để làm ra một kg trà này, nghệ nhân cần tới 1000 – 1200 bông sen.

Tuy nhiên, làm nên tên tuổi của “thiên cổ đệ nhất trà” là loại trà sen truyền thống. Để làm ra một kg trà này, nghệ nhân cần tới 1000 – 1200 bông sen.

Theo đó, sen ướp trà phải là những bông sen mọc trong đầm làng Quảng Bá, các bông phớt hồng với chớm nở còm chúm chím nụ, sen phải được hái trước lúc mặt trời mọc sau đó mang về tách lấy gạo rồi mới đem ướp.

Điểm đặc biệt để tạo ra loại trà sen truyền thống là thao tác ướp chè. Phải ướp đủ 7 lần, mỗi lần là một lượt gạo (gạo từ bông sen) và 1 lượt chè. Ướp xong mang đi sấy khô, sấy xong lại sàng lọc và thêm vào một lượt gạo mới, cứ như vậy đến khi nào đỏ chè, chè sực mùi thơm hòa quyện với sen.

Chè ướp chung với gạo sen cũng phải là loại chè hảo hạng. Thường là chè Tân Cương (Thái Nguyên) cánh nhỏ, thấm hương vừa độ.

Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công với toàn bộ nguyên vật liệu là thiên nhiên, không hóa chất. Bà Dần cho biết đây chính là bí quyết mà bao nhiêu đời nay bà lưu giữ rồi truyền lại cho con cháu.

Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công với toàn bộ nguyên vật liệu là thiên nhiên, không hóa chất. Bà Dần cho biết đây chính là bí quyết mà bao nhiêu đời nay bà lưu giữ rồi truyền lại cho con cháu.

Trà sen đạt chất lượng là nước trà trong xanh khi uống có vị chát sau đó ngọt dượm hương sen trong miệng.

Trà sen đạt chất lượng là nước trà trong xanh khi uống có vị chát sau đó ngọt dượm hương sen trong miệng.

“Làm trà sen đòi sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng công đoạn. Không dễ gì, rất nhiều người làm trà sen, nhưng người ta vẫn chỉ nhớ tới một loại trà đệ nhất là trà sen Tây Hồ. Thời xưa thậm chí còn khắt khe đến độ, đàn bà con gái đến tháng không được động đến bông sen để ướp trà” – Cô Ngô Thị Thân con gái bà Dần Hồ chia sẻ.

Do yêu cầu sự tỉ mỉ trong quá trình ướp trà nên số lượng trà sen truyền thống thường không nhiều và có giá thành tương đối đắt đỏ, dao động từ 700.000 – 1 triệu/lạng trà (khoảng 10 triệu/kg).

Thời điểm hiện tại do trái vụ nên trà càng hiếm và giá càng cao hơn, thường phục vụ đối tượng là khách đại gia, khách nước ngoài hoặc những người sành về trà muốn mua để thưởng thức…

Trung bình mỗi vụ, cơ sở sản xuất trà của cô Thân chỉ đưa ra thị trường khoảng 20 kg trà ướp truyền thống. Số lượng đó đến khoảng tháng 9 – 10 chỉ còn khoảng 5 kg nếu hết phải đợi đến vụ sau mới đặt được loại “đệ nhất trà” này.

Nguồn: [Link nguồn]

Măng cụt xanh lên đời thành đặc sản có giá lên tới nửa triệu đồng/kg

Mỗi kg măng cụt chín đang được bán với giá từ 40-60 nghìn đồng/kg nhưng ruột của quả măng cụt xanh lại có giá lên tới 550-700 nghìn đồng/kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thuý ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN