Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở

Tại Uganda, một trong những đất nước nghèo nhất châu Phi, bạn không thể mặc váy ngắn trên đầu gối đi làm vì nó được coi là thiếu đứng đắn.

Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở - 1

Quần jeans vừa bị lãnh đạo TP.Cần Thơ cấm mặc tới công sở (Hình minh họa)

Mới đây, UBND TP.Cần Thơ đã ban hành quyết định không cho cán bộ, công viên chức mặc mặc jeans, áo thun vào công sở. Lý do được ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Cần Thơ đưa ra đó là: “Quần jeans xuất phát từ các nước Tây Âu. Nó không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam nói chung, trong đó có Cần Thơ”.

Lập tức, lệnh cấm này đã gây nên một làn sóng tranh luận, đặc biệt là trong cộng đồng người yêu thời trang. Song Cần Thơ không phải là nơi duy nhất ban hành những quy định cụ thể đối với trang phục nơi công sở. Rất nhiều khu vực trên thế giới, kể cả những nơi được cho là có cái nhìn phóng khoáng về ăn mặc, cũng có những quy định rất nghiêm ngặt nơi công sở.

1. Cấm quần legging - Qatar

Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở - 2

Trong con mắt của những người đứng đầu Qatar, legging không được coi là một trang phục lịch sự. Đó là lý do mà chính phủ nước này nghiêm cấm phụ nữ cũng như khách du lịch mặc legging nơi công cộng. Cũng nằm trong danh sách bị cấm cùng legging còn có váy không tay, quần short với váy bó. Vì bị cấm tại nơi công cộng nên dĩ nhiên, bạn cũng không thể mặc legging đi làm nếu đang làm việc tại Qatar.

2. Cấm mặc chân váy mini - Anh

Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở - 3

400 nhân viên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ dành cho trẻ em đã nhận được một bản ghi nhớ yêu cầu họ phải ăn mặc lịch sự. Theo đó, đàn ông được yêu cầu mặc áo có cổ, quần dài có thắt belt và mang giày. Còn phụ nữ cũng có thể mặc quần, váy công sở thông thường hoặc chân váy nhưng tuyệt đối không được là chân váy mini quá ngắn! Quyết định trên được đưa ra bởi những người đứng đầu Hội đồng thành phố Southampton, Anh quốc.

3. Cấm quần jeans, áo thun - Ấn Độ

Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở - 4

Chính quyền bang Uttar Pradesh - bang đông dân của Ấn Độ từng ra quyết định cấm các công chức mặc mặc jeans hoặc áo thun đi làm. Những người vi phạm quy định sẽ coi như vắng mặt trong ngày làm việc hôm ấy và không được tính lương. Bên cạnh luật cấm quần jeans, áo thun, bang này cũng cấm các nhân viên chính phủ ăn vặt trong giờ làm việc.

4. Cấm váy ngắn, áo xuyên thấu, nhuộm tóc... - Uganda

Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở - 5

Tại Uganda, một trong những đất nước nghèo nhất châu Phi, bạn không thể mặc váy ngắn trên đầu gối đi làm vì nó được coi là thiếu đứng đắn. Những trang phục từ chất liệu xuyên thấu hay bó sát cơ thể lại càng không. Chưa dừng lại ở đó, nếu nhuộm tóc màu quá sáng hoặc tết cầu kỳ, dùng dây cột tóc màu mè, bạn cũng sẽ được coi là không tuân thủ quy định nơi làm việc. Đối với đàn ông, họ không được để tóc quá dài. Trang phục đúng chuẩn của họ phải gồm quần dài (không quá bó), áo có tay, áo khoác và thắt cà vạt.

5. Sơ mi cộc tay, bốt cao tới gối - Amsterdam

Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở - 6

Hội đồng thành phố quận Nieuw-West, Amsterdam không cho phép các nhân viên thu ngân mặc sơ mi cộc tay và bốt cao tới gối trong giờ hành chính. Những người đứng đầu chính quyền cho rằng những trang phục ấy có thể gây khó chịu cho khách hàng và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Dù rất nhiều người phản đối quy định nghe như từ thập niên 50 này song điều ấy không ngăn cấm được việc chính quyền làm nhiệm vụ của mình.

6. Quần jeans, quần nhiều túi, áo không tay - Ấn Độ

Những luật cấm trang phục từng gây xôn xao nơi công sở - 7

Goa - một tiểu bang của Ấn Độ đã cấm các nhân viên mặc áo không tay, quần jeans hoặc quần nhiều túi đi làm. Dayanand Mandrekar - bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật của Goa cho hay, những trang phục trên đi ngược lại với nền văn hóa Ấn Độ nên cần cấm triệt để, bất chấp sự tranh cãi của người dân.

Những cô nàng mắc họa chỉ vì thích ăn mặc hở hang

Aysegul Terzi, 23 tuổi đã bị Abdullah Cakiroglu, 35 tuổi đá vào mặt chỉ vì cô mặc quần quá ngắn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huân Y Thảo ([Tên nguồn])
Điểm tin thời trang hàng TUẦN Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN