Thủ tục để được tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm giao thông

Từ ngày 1/5/2020, tổ chức, cá nhân muốn được tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm giao thông sẽ phải thực hiện một số trình tự, thủ tục cụ thể theo quy định của Nghị định 31/2020/NĐ-CP.

Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (gọi tắt là Nghị định 31/2020/NĐ-CP) có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2020.

Người vi phạm giao thông sẽ được tự giữ phương tiện của mình khi có đủ điều kiện.

Người vi phạm giao thông sẽ được tự giữ phương tiện của mình khi có đủ điều kiện.

Nghị định này được xem là “cởi trói” cho những khó khăn từ phía các cơ quan thực thi pháp luật và người sử dụng các phương tiện giao thông như xe máy và ô tô có vi phạm giao thông phải bị tạm giữ. Với quy định tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện khi thuộc một trong hai trường hợp (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 14 của Nghị định):

Thứ nhất, cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

Thứ hai, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

Để được giao tự giữ và bảo quản phương tiện giao thông, tổ chức, cá nhân vi phạm phải được thực hiện theo các bước và hồ sơ thủ tục nhất định.

Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định trình tự giải quyết như sau:

“2. Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện.

Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi kèm theo bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.

Trường hợp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân thì cá nhân vi phạm cung cấp số định danh của mình cho cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ khi gửi đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn không quá 02 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm từ khi ra quyết định tạm giữ cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản;

c) Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ; thời hạn tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Cùng với việc lập biên bản khi giao phương tiện, người có thẩm quyền tạm giữ phải tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh. Việc tạm giữ giấy chứng nhận phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm tạm giữ giấy chứng nhận; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền tạm giữ; tên tổ chức, cá nhân bị tạm giữ giấy chứng nhận; lý do, thời hạn tạm giữ. Biên bản phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm bị tạm giữ giấy chứng nhận và người có thẩm quyền tạm giữ; biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản sau khi đã hoàn thành việc lập biên bản và tổ chức, cá nhân đến nhận phương tiện được giao giữ, bảo quản. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tự bảo quản.”

Nghị định 31/2020/NĐ-CP được cho là sẽ gỡ khó cho cả phía nhà quản lý và người có xe vi phạm giao thông.

Nghị định 31/2020/NĐ-CP được cho là sẽ gỡ khó cho cả phía nhà quản lý và người có xe vi phạm giao thông.

Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đặt tiền bảo lãnh thì sẽ phải tiến hành các thủ tục đặt tiền bảo lãnh. Khoản 3 Điều 15 của Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện;

b) Thời hạn xem xét, quyết định việc cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện, giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm trong thời gian xem xét, quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này;

c) Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh; lý do đặt tiền bảo lãnh; mức tiền đặt bảo lãnh; thời hạn đặt tiền bảo lãnh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.”

Như vậy, thủ tục đặt tiền bảo lãnh để được tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm giao thông sẽ cần ít nhất các giấy tờ như sau:

- Đơn đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện gửi cơ quan có thẩm quyền;

- Quyết định của người có thẩm quyền cho đặt tiền bảo lãnh;

- Biên bản đặt tiền bảo lãnh (02 bản).

Tiền đặt bảo lãnh của tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ được trả lại sau khi tổ chức, cá nhân này đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc trả lại tiền đặt bảo lãnh cũng phải được lập thành biên bản. Trong khi đó, việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản cũng phải được lập biên bản.

Nguồn: [Link nguồn]

NÓNG: Rò rỉ ảnh cụm đồng hồ của Yamaha Exciter 155 VVA?

Hình ảnh thiết kế cụm đồng hồ bí ẩn được đồn đoán là của Yamaha Exciter 155 VVA không khỏi khiến người hâm mộ thêm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Biên ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm lái xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN