Tài xế công nghệ: Chọn thái độ tích cực để mưu sinh?

Mới đây, trên trang CLB Grab Saigon, một tài xế công nghệ có nick “Lữ khách” đã có những chia sẻ khá đa chiều liên quan đến quan điểm cuả cá nhân mình trong vai trò tài xế GrabCar.

Trước những phản ánh của hành khách về thái độ phục vụ có phần đi xuống của tài xế công nghệ Grab, nhiều tài xế cũng chính thức đăng đàn nhắn nhủ anh em đừng quá kích động để ảnh hưởng mưu sinh của cộng đồng hay là “con sâu làm rầu nồi canh”. Những bác tài có phần bình tĩnh này cho rằng, mỗi người một lựa chọn mưu sinh, ai cũng có thể lựa chọn và làm tốt công việc của mình và nên đối thoại, hành xử có văn hoá, tránh làm xấu hình ảnh người tài xế công nghệ 

Nhiều bác tài cũng thừa nhận rằng, chính những “thay đổi” từ một bộ phận các tài xế Grab như từ chối các cuốc xe có cự ly gần (GrabCar), ứng xử cộc lốc, có thái độ kém hài hoà, thậm chí dùng các “chiêu thức” lách luật để “dùng miễn phí” ứng dụng (đón khách ngoài) cũng chính là những điều khiến khách hàng phản ứng về chất lượng, gây khó cho Grab. Bên cạnh đó, việc quay ngược lại chỉ trích, thậm chí kêu gọi đình công cũng khiến cộng đồng có cái nhìn méo mó về giới tài công nghệ, mà điển hình là tài xế công nghệ Grab.

Mới đây, trên trang CLB Grab Saigon, một tài xế công nghệ có nick “Lữ khách” đã có những chia sẻ khá đa chiều liên quan đến quan điểm cuả cá nhân mình trong vai trò tài xế GrabCar. Bác tài này cho biết, quan điểm của mình là, khi có những bức xúc về cơ chế, cần có thái độ hành xử văn minh, đối thoại để tìm giải pháp thay vì có phản ứng thái quá, kích động cộng đồng, yêu cầu giới tài công nghệ “tự cắt thu nhập”.

Tài xế công nghệ: Chọn thái độ tích cực để mưu sinh? - 1

Bài viết có đoạn: “Mấy ngày nay tôi có quan tâm thấy anh em tài xế Grab phản ứng tắt app biểu tình vì lí do Grab tăng phần trăm 28.3 %. Và xăng tăng là 22 nghìn 1 lít. Trong khi đón khách xa đi gần chỉ 25k phạm vi 2km + đón = 4 km, TPHCM thì kẹt xe…. Chúng ta đang sinh sống tại TPHCM lớn mạnh nhất cả nước vì các bộ mặt như kinh tế thương mại và… cả nhân cách con người. Nói về văn minh, văn hóa tri thức thì có lẽ TPHCM chúng ta mạnh mọi mặt. Đường xá trong nội thị tốt, con người chấp hành giao thông tốt. Grabcar hiện nay trên thực tế tôi ước lượng 70 nghìn xe. GrabBike chắc trên 100 nghìn. Tôi muốn nói riêng với anh em tài xế như thế này! Ko nên bắt buộc người khác tắt app nghỉ chạy theo anh em... và có thái độ phản ứng thái quá. Mỗi đối tác lái xe mỗi hoàn cảnh, có người giàu, người rất nghèo… Có tiền mua xe ô tô ko nói..., có người vay mượn gần như 100% tiền mua xe ngân hàng. Các bạn biết đấy, sau mỗi ngày chúng ta kinh doanh chi phí phát sinh biết bao nhiêu là tiền...”.

Sau khi liệt kê hàng loạt các chi phí phải trang trải, bác tài này nhấn mạnh: “Tính sơ sơ thôi các bạn thấy khủng khiếp chưa? Vậy các anh em bắt buộc người khác tranh đấu, quậy phá tác động cho người khác làm... ai ko chịu các bạn chửi rủa... Tôi biết các bạn cũng vì quyền lợi của mình muốn đình công vì sự công bằng. Muốn nói ??? Phải có người nghePhải trật tự. Lịch sự. Văn minh. Văn hóa cái mà chúng ta thường ngày đòi hỏi hành khách như vậy…, sao chúng ta lại đối xử với công ty Grab như vậy? GRAB mất uy tín thì chính chúng ta cũng mất luôn hình ảnh đẹp”.

Cũng trong status chia sẻ, bác tài “Lữ Khách” cho rằng, đối thoại tích cực cũng sẽ là chìa khoá giải quyết các vấn đề, đồng thời, mong Grab và khách hàng đọc được bài này, chia sẻ rộng rãi để đảm bảo quyền lợi chung của các bên.

Cùng chung quan điểm này, tài xế Tô Đức Mạnh, một thanh niên cư trú ở Bắc Ninh nhưng "chạy" GrabCar ở Hà Nội nhấn mạnh: “Những tài xế có thái độ tồi chỉ là vài con sâu làm rầu nồi canh, ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của chúng tôi".

Trong vai trò nhà cung cấp ứng dụng kết nối, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam cũng từng chia sẻ việc hệ thống không chỉ nhận được thông tin khách hàng phàn nàn về sự đi xuống của chất lượng tài xế mà chính các tài xế cũng có các phàn nàn khi thường xuyên bị hủy cuốc. "Tôi xin ghi nhận về vấn đề này. Grab đang cố gắng đẩy mạnh chất lượng nền tảng của công ty ở cả 2 mặt, là tài xế lẫn khách hàng”.

Mới đây, với nỗ lực cải thiện dịch vụ, tăng cường hỗ trợ các đối tác, Grab đã áp dụng chương trình “Thưởng đón khách" áp dụng cho những trường hợp khách hàng ở quá xa nhưng chỉ đi cuốc ngắn Ông Jerry Lim cho biết: “Chương trình này là một khoản tiền thưởng từ Grab Việt Nam cho những tài xế phải di chuyển xa để đón khách, từ đó khuyến khích tài xế tích cực nhận chuyến hơn và có thêm cơ hội nâng cao thu nhập. Về phía khách hàng, tỉ lệ nhận chuyến của các đối tác tài xế cao hơn đồng nghĩa với tỉ lệ đặt xe thành công sẽ cao hơn và thời gian đặt xe cũng ngắn hơn, đặc biệt là khi nhu cầu di chuyển tăng cao. Chúng tôi tin tưởng rằng chương trình nàysẽ iúp nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của cả tài xế lẫn khách hàng khi di chuyển trên nền tảng Grab.”

Cách đây không lâu, trên mạng chia sẻ câu chuyện về một anh tài xế có “tiệm bách hoá di động” trên xe, phục vụ miễn phí cho khách hàng. Và đâu đó cũng có những câu chuyện cảm động về những bác “xe ôm công nghệ" yêu nghề, vui tính, luôn tận tâm với khách dù ngày nắng hay mưa. 

Thiết nghĩ, suy nghĩ tích cực, ứng xử văn minh, chuyên nghiệp, cùng nhau đối thoại để cùng đi đến giải pháp, là điều các tài xế cần đẩy mạnh. Điều này chắc chắn sẽ mang lại nhiều thiện cảm cũng như sự hỗ trợ từ phía cộng đồng và hình ảnh người tài xế công nghệ sẽ được nâng lên một tầm mới. Tại sao không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN